Tìm hiểu các tài liệu trong thư viện hoặc trên mạng internet để viết bài về hậu quả của việc suy giảm diện tích rừng..
Ví dụ:
Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, trên toàn thế giới diện tích rừng đang ngày càng trở nên cạn kiệt do nạn tàn phá nặng nề hơn. Khi diện tích rừng đang có xu hướng bị thu hẹp cũng đem tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu.
Nạn chặt phá rừng bừa bãi không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Diện tích rừng xanh ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Đồng thời, phá rừng gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu thất thường, phát sinh nhiều dịch bệnh.
Ngoài ra, hậu quả của việc phá rừng là xảy ra tình trạng mưa bão, sạt lở đất, lũ quét. Mưa bao nhiêu sẽ đổ dồn hết về vùng thấp trũng, trên đường đi sẽ cuốn theo cây gỗ, đất đá. Phá rừng khiến cho thảm thực vật trên lưu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng cản dòng chảy, lũ lụt đi nhanh hơn, nước dâng cao nhanh chóng. Theo các nhà khoa học, diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tình trạng sạt lở đất, lũ quét xuất hiện bất ngờ gây ra những hậu quả thiệt hại nặng nề về người và của.
Và theo ước tính, với tình trạng phá rừng như hiện nay đến năm 2050, có đến 20% dân số trên thế giới bị thiếu nước. Đa số người phải chịu cảnh thiếu nước sống ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, có thể có nguy cơ gây nạn đói. Bởi do thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp gây khan hiếm lương thực, thực phẩm.
Do đó, mỗi chúng ta hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ rừng, đó đồng thời cũng là hành động bảo vệ mình.