Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" nói lên điều gì về xã hội cổ đại Trung Quốc?.
Câu 1. Theo em, những câu thơ trong bài "Chặt gỗ đàn" phản ánh về về xã hội cổ đại Trung Quốc:
Là một xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt thành 2 bộ phận: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
- Giai cấp thống trị chủ yếu là quý tộc.
- Mọi của cải trong xã hội đều thuộc về giai cấp thống trị như câu thơ “Lúa có ba trăm”, “Sân treo đầy thú”, “Chớ ngồi ăn không”.
Câu 2.
Ảnh hưởng của thơ Đường đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại:
- Hình thức về âm điệu đời Đường không có gì xa lạ trong đời sống của người dân ta. Tiếng Việt đã lưu lại cách đọc chữ Hán đời Đường. Cách đọc hán Việt của người Việt bắt nguồn hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể là Đường âm dạy ở giao Châu vào giai đoạn bao gồm hai thế kỉ VIII, IX.
- Thơ Đường luật được đưa vào hệ thống thi cử nước ta. Ở Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12, thơ Đường luật đã được đưa vào khoa cử. Từ đó trở đi, môn thi thơ Đường luật là môn thi luôn có trong phép thi các đời. Khi thơ Đường luật trở thành một môn thi bắt buộc thì việc làm thở Đường luật không chỉ là công việc sáng tác văn chương mà là việc học nghề, gắn liền với cơm áo và danh vọng.
* Ví dụ: Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, theo các thể loại của văn học Hán như thơ Đường, tiểu thuyết chương hồi; các thể cáo, hịch, phú, ngâm khúc, kí sự... Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng về thể loại của văn học Trung Quốc như thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...