Theo em, bối cảnh lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có điểm gì khác biệt so với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại..

Điểm khác biệt giữa bối cảnh lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại so với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:

  • Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn liền với các thành tựu  mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác. Nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện,.. Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
  • Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng đời sống, văn hóa, của con người.
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển dựa trên cơ sở cả ba cuộc cách mạng khoa bọc – kỹ thuật trước đó. Những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là công nghệ mạng In-tơ-nét, đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo  của đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ máy tính điện tử kết nối thành mạng mà gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí…đều được liên kết thành “mạng thông minh” mở ra kỷ nguyên mạng In-tơ-nét kết nối vạn vật.