Thể hiện tiết mục, giới thiệu sản phẩm đã được chuản bị về các nội dung sau:.
Tiểu phẩm thể hiện sự kinh trọng, biết ơn, yêu mến thây cô:
Kịch bản tiểu phẩm Niềm vui của cô
Thảo: Người dẫn chuyện
Em xin chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Tuần 10 lớp 3C chúng em làm công tác trực tuần. Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11và chương trình Hoà nhịp đập con tim, sau đây lớp 3C chúng em xin gửi đến các thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh một tiểu phẩm được mang tên: Niềm vui của cô. Em xin mời các thầy cô và các bạn cùng thưởng thức.
Nhân vật trong tiểu phẩm:
- Bạn ............: trong vai ..........
- Bạn .............: trong vai cô giáo.
- Nhóm HS trong vai các bạn cùng lớp.
Tiểu phẩm của chúng em xin được bắt đầu.
Thảo (lời dẫn): Tuấn là bạn học sinh mồ côi cha sống với mẹ. Mẹ Tuấn bị tàn tật nên hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn. Ở lớp, Tuấn là một học sinh nghịch ngợm, hay trêu chọc bạn bè và làm cô giáo rất phiền lòng.
Cảnh trong lớp học
Các bạn đang ngồi ôn bài. Tuấn bước vào.
Tuấn: Hello! xin chào mọi người!
Hiền đứng lên: Tuấn ơi, vào ôn bài với chúng tớ đi. Chúng mình chuẩn bị kiểm tra giữa kì đấy.
Tuấn: Ôi dào, học với chả hành. Tớ chả thích học. Tớ đang đói đây.
Tuấn chỉ vào Quyên: Này Quyên! Hôm nay bạn có mang bánh cho tớ không?
Quyên (sợ hãi): Nhưng mà tớ hôm nay hết tiền rồi.
Tuấn: Hết cũng phải có, nếu không hôm nay tớ nhịn đói à.
Tuấn quay sang Ngọc: Cả con này nữa, hôm nay có mang cái gì đi không?
Ngọc: Có, tớ còn hộp xôi chưa kịp ăn đây.
Tuấn (giằng lấy, ăn liền): Ôi đã quá! Hết cả đói.
Vừa lúc đó, cô giáo (Thảo) bước vào lớp.
Cả lớp đứng dậy chào cô (bằng Tiếng Anh)
Cô giáo (Thảo) nhìn Tuấn: Tuấn, em ngồi vào chỗ đi.
Tuấn miễn cưỡng ngồi xuống.
Cô giáo (Thảo): các em ạ, Nhà trường chúng ta đang chuẩn bị một chương trình lớn: Hoà nhịp đập con tim để ủng hộ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn và dặc biệt 2 em Vi và Nhi bị mắc căn bệnh hiểm nghèo.
Hôm nay, cô sẽ hướng dần các em gấp những con sếu trắng, biểu tượng cho sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống, các em có đồng ý không?
Tất cả học sinh: Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Bỗng mặt Ngọc tái mét, tay ôm bụng.
Cô giáo cùng các bạn chạy tới, người xoa dầu, người hỏi han.
Cô giáo (Thảo): Sáng nay con đã ăn gì chưa?
Ngọc: Dạ... Dạ... con ăn rồi ạ!
Cô giáo: Con đã ăn gì nào?
Ngọc: Dạ ... Dạ ...
Tuấn Anh: Thưa cô, hôm nay bạn Ngọc chưa ăn gì đâu ạ! Lúc nãy, bạn Tuấn đã lấy phần ăn sáng của bạn Ngọc đấy ạ.
Cô giáo (nhìn sang Tuấn): Con đã lấy phần ăn sáng của bạn à?
Tuấn (gãi đầu): Dạ...dạ ... lúc nãy em đói quá nên đã lấy xôi của bạn ạ.
Cô giáo: Sáng nay con chưa ăn gì sao?
Tuấn (bật khóc): thưa cô, tại con đói quá ạ. Con xin lỗi cô, tớ xin lỗi các bạn.
Cô giáo (ôm Tuấn vào lòng vỗ về): Cô đã hiểu hoàn cảnh của con. Nhưng con ạ, ông bà ta đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Lần sau, nếu có đói hay có nỗi buồn gì con hãy chia sẻ với cô và các bạn nhé!
Quay lại với các học sinh khác: Còn các con, lần sau chúng mình có quà gì đều chia sẻ với bạn nhé! Các con có đồng ý không?
Tất cả học sinh: đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Cô giáo (Thảo): Cô rất vui khi các con đã hiểu và biết chia sẻ vui buồn với bạn. Các con đều như là anh em một nhà.
Bây giờ, cô sẽ mua bánh mì cho các con và chúng ta cùng gấp sếu giấy nhé!
Tất cả học sinh: Cảm ơn cô, cảm ơn cô.
Thảo: Tiểu phẩm của chúng em đến đây là kết thúc. Qua tiểu phẩm chúng em mong muốn gửi tới các bạn thông điệp:
“Chúng ta:
Hãy nắm chặt tay nhau
Cảm thông và chia sẻ
Hoà nhịp đập con tim.”
Mời toàn trường cùng hát vang bài hát truyền thống: Mái trường mến yêu.
Thảo: Sau đây tớ có một số câu hỏi giao lưu cùng các bạn:
- Bạn đã làm gì để chung tay góp sức giúp đỡ bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn?
- Khi làm được việc tốt để giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn bạn cảm thấy thế nào?
Ý nghĩa của nghề dạy học: Hiện nay dù có nhiều phương tiện học tập khác nhau từ nhiều nguồn nhưng thật sự không thể nào sánh bằng việc học trực tiếp từ giáo viên. Người dạy học, họ là những người được đào tạo chuyên môn, được hướng dẫn cách truyền đạt kiến thức một cách bài bảng và với tấm lòng nhà giáo thì học sinh có thể dễ dàng tiếp thu được những kiến thức mới.
Song song với việc học, việc giáo dục nhân cách luôn là vấn đề được quan tâm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải đề cao sự quan tâm đến sự phát triển nhân cách từng em học sinh, không được lơ là bất cứ trường hợp nào. Từ những bài học nhỏ, hành động nhỏ trên lớp, mỗi người giáo viên luôn muốn cho các học sinh của mình có một tâm hồn đẹp, một đức tính tốt, trở thành người có ích cho xã hội.