Thảo luận cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây. Vì sao?.

Câu 1. 

  • Em đồng tình với các nhận định a, c, d, 
  • Em không đồng tình với nhận định b 

* Giải thích. nếu hạn chế sản xuất thì sẽ không thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời sẽ làm hàng hóa trên thị trường trở nên khan hiếm, dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội. Chỉ nên hạn chế ô nhiễm môi trường bằng cách nâng cao ý thức của doanh nghiệp sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường.

Câu 2.

- Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã:

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Đối tượng được đăng ký tham gia 

 

Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam. 

 

- Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam;

- Người nước ngoài;

- Các tổ chức.

 

Quyền hạn đăng ký tham gia 

 

Chỉ được đăng ký một HKD cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều HTX khác. 

 

 Quyền hạn quyết định của thành viên

 

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Người đại diện theo pháp luật

 

Chủ hộ kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu quản lý tổ chức

 

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Tư cách pháp nhân

 

Không

Căn cứ phân chia lợi nhuận

 

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Quyền và trách nhiệm tài sản

 

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

 

Bản chất thành lập

Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế

 

Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã

Thành viên góp vốn điều lệ

Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp

 

Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ

Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lập doanh nghiệp

Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.

Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).

Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu 

 

Không được khắc dấu

Được quyền khắc và sử dụng con dấu.

 

 

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:

 

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.