Tại sao có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất? Nếu Trái Đất chỉ chuyên động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra như thế nào?.
Câu 2. Trả lời các câu hỏi:
- Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất: Do có hình khối cầu, nên Trái Đắt luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đắt đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.
- Nếu Trái Đất chỉ chuyên động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra: Nếu giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đât vẫn có ngày, đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.
Câu 3. Dựa vào thông tin trong mục b và quan sát hình 5.2, hãy cho biết:
- Các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau lại có giờ địa phương khác nhau: Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau; vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời)
- Những nước nào có cùng giờ với Việt Nam: Thái Lan, Lào, Campuchia, Indônêxia.