Mẫu giáo án môn Hóa học lớp 11 kì 1 soạn theo công văn 5512. Đây là bản giáo án Hóa học lớp 11 kì 1 mới nhất, được biên soạn cẩn thận, rà soát kỹ càng. Thầy cô và bạn đọc có thể tải về để tham khảo. Tài liệu có sẵn bản word. Giáo án Hóa học lớp 11 kì 1 - công văn 5512.

Demo giáo án Hóa học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
Ngày soạn:
Tiết 5: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS Biết được:
- Khái niệm hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo thuyết Arêniut
- Biết viết phương trình điện li hiđroxit lưỡng tính và muối
Có được hiểu biết khoa học đúng về dd axit, bazơ, muối
2. Năng lực
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
3. Phẩm chất
Demo giáo án Hóa học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Thí nghiệm chứng minh Zn(OH)2 có tính lưỡng tính
2. Học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới.
b) Nội dung: Giáo viên cho HS làm các thí nghiệm
c) Sản phẩm: Học sinh làm thí nghiệm
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS tham gia trò chơi trên web Quizizz.com để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan kiến thức cũ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hidroxit lưỡng tính
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
III. Hiđroxit lưỡng tính
Demo giáo án Hóa học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
GV: Thế nào là hidroxit lưỡng tính?
- Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd ZnCl2 đến khi kết tủa không xuất hiện thêm nửa.
- Chia kết tủa làm 2 phần:
Phần I : Cho thêm vài giọt axit
Phần II: Cho thêm kiềm vào.
GV Yêu cầu HS nhận xét và kết luận.
GV hướng dẫn:Viết các hiđroxit dưới dạng công thức axit:
Zn(OH)2 H2ZnO2
Pb(OH)2 H2PbO2
Al(OH)3 HAlO2.H2O
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
1. Định nghĩa
- chất khi tan trong nước vừa thể phân li như axit vừa thể phân li như bazơ.
Ví dụ:
Zn(OH)2 → Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 → ZnO22- + 2H+
2. Đặc tính của hiđroxit lưỡng tính
- Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp:
Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Be(OH)2
- những chất ít tan trong nước, tính axit, tính bazơ yếu.
Hoạt động 2: Muối
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
Demo giáo án Hóa học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn học sinh viết phương trình điện li của KCl, Na2SO4.
GV bổ xung thêm trường hợp phức tạp:
(NH4)2SO4 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 Na+ + HCO3-
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
IV. MUỐI
1. Định nghĩa
- Muối hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
Ví dụ:
(NH4)2SO4 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 Na+ + HCO3-
- Muối trung hoà: muối trong phân tử không còn hiđro có tính axit:
Ví dụ: NaCl, Na2CO3, (NH4)2SO4
- Muối axit: muối trong phân tử còn hiđro có tính axit:
dụ: NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4
Phiếu học tập số 1
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
Demo giáo án Hóa học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
1. Muối là gì? kể tên một số muối thường gặp?
2. Nêu tính chất của muối?
3. Thế nào là muối axit? muối trung hoà? cho ví dụ?
Hoạt động 3: Điện li
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu cho HS.
GV Yêu cầu HS viết ptđl.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
2. Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết các muối phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoặc NH4+ ) anion gốc axit ( trừ HgCl2, Hg(CN)2 … )
Ví dụ:
K2SO4 2K+ + SO42-
NaHSO3 Na+ + HSO3-
- Gốc axit còn H+:
HSO3- → H+ + SO32
Demo giáo án Hóa học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Yêu cầu HS Viết phương trìng điện li của các chất sau: NH4OH, NaHSO4, K2SO3, Ba(HCO3)2.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
d. Tổ chức thực hiện:
Viết phương trình phản ứng chứng minh Al(OH)3 có tính lưỡng tính?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. HD học sinh tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới, đưa ra các câu hỏi mở rộng cho học sinh tham khảo