Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động tự nhiên tâm lí của những cô gái. Phân tích tâm lí Phương Định.
Tâm lí của nhân vật Phương Định:
a) Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện:
- Phương Định là một cô gái Hà Nội. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ, có một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiên trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
- Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội của mình, vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Nét cá tính ở nhân vật được thể hiện khá rõ. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, thích ca hát "Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình", "Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích "Ca-chiu-sa" của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng...”.
- Như các cô gái mới lớn, Phương Định cùng nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng chưa dành riêng tinh cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì.
- Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những ngươi chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
b) Tâm trạng của cô ở một lần phá bom ở cuối truyện:
Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô. Khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến nghẹt thở. Cô có cảm giác là các anh cao xạ ở ưên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: "Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sự nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới". Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như , cũng trở nôn sắc nhọn hơn: "Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào qua bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành". Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: "Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ". Tác giả đà miêu tả sinh dộng và chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.
c) Cảm xúc giữa trận mưa đá ở cuối truyện:được miêu tả một cách chân thực và xúc động. Đầu tiên, các cô đón những hạt mưa đá một cách hồn nhiên, thích thú. Khi cơn mưa đá qua thì tiếc nuối, niềm vui nhỏ bé của các cô cùng không còn. Các cô lại đắm chim trong những hồi ức về quê nhà.