Sự tích Bánh chưng bánh giày chuyển tải những thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt. .

Sự tích Bánh chưng bánh giày chuyển tải những thông điệp về thời dựng nước của người Việt:

 - Bài ca ước vọng của nhân dân lao động: hình tượng Lang Liêu thể hiện quan điểm mang đậm màu sắc dân gian, trân trọng và gửi gắm khát khao về một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với những con người trực tiếp lao động, chân lấm tay bùn.

 - Giá giá trị của lúa gạo: tác giả muốn gửi vào chi tiết cốt lõi của câu chuyện này một thông điệp cho con cháu muôn đời sau về giá trị của lúa gạo - cũng là giá trị cốt lõi của nền văn hóa dân tộc.

 - Triết lí thế giới quan của người Việt cổ: Hai thứ bánh của Lang Liêu đều là bánh được làm từ lúa gạo giống như hàng trăm thứ bánh, bún và sản vật ẩm thực khác ở xứ sở nông nghiệp lúa nước; song, điều khác biệt, hai thứ bánh đó lại được tạo hình “cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất”.

 - Quan niệm dân chủ trong việc chọn người tài:  lời răn dạy về quan niệm trọng người tài đức rất đáng trân trọng của ông cha ta.

 - Những thành tựu, sáng tạo văn hóa của cha ông: hai thứ bánh truyền thống được lí giải một cách hợp lí, sâu sắc về quan niệm của cư dân nông nghiệp trồng lúa, đó là sự trân quý cây lúa, hạt gạo hàng đầu trong trời đất. 

 - Nguồn gốc di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: là điểm khởi phát của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và từ đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được coi như sự “bừng nở” và “thăng hoa” của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên