Soạn bài 9: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 57. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Khám phá ô chữ:
Trong thời gian 5 phút, hãy ghép các chữ đứng liền nhau trong ma trận dưới đây để tạo thành những từ/cụm từ liên quan đến các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Hình thành các trạm học tập, mỗi nhóm nghiên cứu thông tin hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ học tập tại các trạm mà nhóm mình đảm nhận
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
- Tìm dấu hiệu chung/ cơ bản nhất của tín ngưỡng, tôn giáo
- Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo
Trạm số 2 (sgk)
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
- Nêu nhận xét về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (số lượng các tôn giáo, số người tham gia, mối quan hệ giữa các tôn giáo, tín ngưỡng, những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại...)
- Liệt kê những tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam mà em biết?
Trạm số 3
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật trên?
- Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trạm số 4
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
- Sự dung hòa giữa các tôn giáo lớn ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?
- Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Trạm số 5
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
- Nhận xét việc làm của các bạn trẻ trong những hình ảnh trên. Những việc làm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến không gian văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo?
- Điền các thông tin thích hợp để hoàn thành bảng:
Khi đi vào các không gian tín ngưỡng, tôn giáo | Nên làm | Không nên làm |
Về trang phục | ||
Về giao tiếp, ứng xử | ||
Việc thực hiện các nghi lễ (thắp hương, cầu nguyện) |
2. Kết thúc tìm hiểu tại 5 trạm học tập, các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào kết quả dưới đây:
Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? | Nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam | Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo |
II. Tìm hiểu quyền tự do ngôn luận
1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
a. Giải thích thuật ngữ:
- Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?
- Hãy đánh dấu X vào những việc làm thể hiện tự do ngôn luận của công dân:
A. Góp ý về việc làm sai của người khác | |
B. Phát biểu ý nghĩa xây dựng bài | |
C. Viết đơn kiện lên tòa án về hành vi sai phạm của người khác | |
D. Thảo luận về kế hoạch tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường | |
E. Chất vấn ban cán sự lớp trong buổi sinh hoạt thường kì | |
G. Thắc mắc với cô giáo về kết quả bài kiểm tra 1 tiết | |
H. Góp ý về dự thảo văn bản pháp luật | |
I. Nói những điều không có căn cứ về bạn bè trên Facebook | |
K. Phản ánh trên phương diện thông tin đại chúng về việc tiết kiệm điện, nước |
b. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy tìm điểm chung của các hoạt động trong những bức ảnh trên.
- Theo em, tại sao các hoạt động trên cần sự góp ý từ nhiều cá nhân?
- Em có thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động tập thể không? Giải thích tại sao em lại làm như vậy?
Câu hỏi | Trả lời |
1. Tại sao công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật? | |
2. Pháp luật quy định công dân được sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? | |
3. Nhà nước có trách nhiệm gì với quyền tự do ngôn luận của công dân? | |
4. Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận, công dân phải làm gì? |
Kể 3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật | Kể 3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận trái pháp luật |
Có ý kiến cho rằng | Ý kiến của em |
1. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân | |
2. Phải có trình độ văn hóa mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận | |
3. Học sinh Trung học cơ sở còn nhỏ nên chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyên tự do ngôn luận |
b. Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
- Những hình ảnh trên cho biết công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng phương thức nào?
- Ngoài những phương thức nói trên, hãy kể tên những phương thức thể hiện quyền tự do ngôn luận mà em biết?
- Em thường sử dụng phương thức nào để thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình? Nêu cảm nhận của em khi thực hiện quyền này?
C. Hoạt động luyện tập
1. Ghép tranh/ ảnh
Dưới đây là một số hình ảnh tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Các nhóm hãy điền số của hình ảnh cho phù hợp với tín ngưỡng và loại hình tôn giáo để hoàn thành phiếu học tập số 4.
(Tranh trang 68 sgk)
Tín ngưỡng, tôn giáo | Ảnh số |
Đạo Phật | |
Đạo Thiên Chúa | |
Đạo Hồi | |
Đạo Hòa Hảo | |
Đạo Cao Đài | |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên |
2. Đóng vai nhà tư vấn
Mỗi nhóm hãy lựa chọn một trong hai tình huống sau để xây dựng và tổ chức đóng vai theo kịch bản để đưa ra hướng giải quyết tình huống theo hình thức tư vấn pháp luật
Tính huống 1: Anh Quang theo đạo A cùng với cả gia đình. Đến năm 22 tuổi muốn chuyển sang đạo B, nhưng bố mẹ anh nhất định không chấp nhận. Bố anh Quang còn tuyên bố, nếu anh bỏ đạo A theo đạo B thì bố anh sẽ không còn coi anh là con nữa vì ông không muốn có đứa con bất hiếu không nghe lời bố mẹ. Theo em, Anh Quang sẽ làm thế nào để thực hiện quyết định của mình mà không trở thành người con bất hiếu trong mắt của bố mẹ?
Tình huống 2: Con gái anh Nam bị ốm nặng, anh nghe nói có ông An - thầy cúng ở làng bên có tài chữa bệnh bằng cầu cúng nên anh đưa con sang. Ông An nói rằng con anh bị ma nhập nên phải làm lễ cúng lớn để đuổi ma thì con anh mới khởi được. Theo em, việc làm của ông An là đúng hay sai? Vì sao?
Thảo luận lớp về vai diễn và cách tư vấn để giải quyết tình huống của các nhóm.
3. Bày tỏ
Em hãy lựa chọn biểu tượng cảm xúc (đồng ý mặt cười, không đồng ý mặt buồn) để ghép với thông tin sao cho phù hợp. Hãy giải thích cho biểu tượng cảm xúc mà em đã lựa chọn ở mỗi thông tin
Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Dự thảo Luật đất đai | |
Tết Nguyên đán năm Bính Thân nghỉ dài ngày, một số bạn đọc điện thoại đến đường dây nóng báo SGGP thắc mắc liệu việc ghi chỉ số điện kế tháng 2/2016 có khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng do giá điện tính theo bậc thang không | |
Ngày chất vấn thứ hai của kì họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng ghi nhận nhiều khoảng lặng khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng về việc vay vốn ODA của Trung Quốc, đại biểu Lê Nam chất vấn về giải pháp của chính phủ trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên Biển Đông, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn Thanh tra chính phủ về tham nhũng. | |
Vì có mâu thuẫn với ông An - Chủ tịch huyện nên bà Lan thường xuyên nói xấu ông An với những người khác, thậm chí bà còn viết các thông tin cho rằng ông An tham nhũng và đăng lên mạng xã hội. |
D. Hoạt động vận dụng
Các nhóm thảo luận xây dựng mỗi nhóm một tình huống để giúp bạn Hồng và Hà hoàn thiện đoạn kịch trên (đoạn kịch trang 70 sgk)
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương và vẽ một bức tranh tuyên truyền, cổ động cho ngày lễ này