Tác phẩm "Về luân lí xã hội ở nước ta" cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh - một chí sĩ yêu nước. Đồng thời các bạn sẽ được tiếp xúc với một tác phẩm văn chính luận tiêu biểu, bài viết sau sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết tác phẩm này. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Phan Châu Trinh: (1872-1926) hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
- Quê quán: làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã, tự là Tử Cán.
- Sự nghiệp:
- Năm 1901, đỗ Phó bảng làm quan một thời gian ngắn, rồi từ quan đi làm cách mạng.
- Chủ trương cứu nước: lợi dụng Thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.
- Năm 1908, bị bắt đầy đi Côn Đảo.
- Năm 1925, đi diễn thuyết vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất. Đám tang của ông trở thành một phong trào vận động ái quốc trong cả nước.
- Dùng văn chương làm cách mạng:ánh văn chính luận lập luận chặt chẽ, đanh thép; thơ của ông dạt dào cảm xúc về quê hương đất nước,...
- Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh quốc hồn ca I,II (1907,1922), Tây Hồ thi tập (1904-1914),...
2. Tác phẩm
- Đây là một đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn.
- Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có. Đó là vì người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Đó là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Ý thức đoàn thể của dân ta xưa cũng đã có nhưng nay đã xa sút. Sở dĩ thiếu luân lí xã hội là do bọn vua quan chỉ biết quyền lợi ích kỷ của chúng, chỉ biết mua quan bán tước, dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quí. Chúng chẳng qua là lũ ăn cướp có giấy phép. Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền Xã hội Chủ nghĩa, phải có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
- Tác phẩm toát lên dũng khí của một người yêu nước, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới một ngày tươi sáng của đất nước.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?
Câu 2: trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
Câu 3: trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?
Câu 4: Trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?
Câu 5: Trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích.
Luyện tập
Bài tập 1: trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Đọc lại Tiểu dẫn và hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích.
Bài tập 2: trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?
Bài tập 3: Trang 88 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Chủ trương gây dựng nên nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay có còn ý nghĩa thời sự không? Tại sao?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Về luân lí xã hội ở nước ta "