Bài thơ Thương vợ của Tú Xương thể hiện một cách chân tình, hóm hỉnh thái độ của nhà thơ đối với người vợ tần tảo của mình. Bài thơ ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài.
  • Ông sinh và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương, giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, chiến tranh triền miên. Hàng ngày những điều ngang tai trái mắt cứ đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng. Và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng.

2. Tác phẩm

  • Bài thơ Thương vợ của Tú Xương thể hiện một cách chân tình, hóm hỉnh thái độ của nhà thơ đối với người vợ tần tảo của mình. Bài thơ ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng.  Đó là tiếng lòng, tình cảm mà Tú Xương dành cho vợ, người luôn bên cạnh Tú Xương vượt khó vượt khổ để giúp Tú Xương đứng lên. 
  • Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 (Trang 30 – SGK) Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?

Câu 2 (Trang 30 – SGK) Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Câu 3 (Trang 30 – SGK) Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Câu 4 (Trang 30 – SGK) Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh/chị có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Luyện tập

Bài tập: (Phần Luyện tập - Trang 30)

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Thương vợ"?