Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?.
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cùng như không.
Tác giả chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.
==> Trong một xã hội mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nhà Nho như Tú Xương đã không chỉ nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn. Đó là một biểu tượng cho nhân cách của nhà thơ qua tiếng “chửi”.