Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu. Trắc nghiệm Online xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo..
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.
2. Tác phẩm
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.
- Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn bó với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
- Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giàu sức biểu đạt và biểu cảm như: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”; “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”…
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chông Mĩ đang diễn ra ác liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai... đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
Câu 2: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả ưong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.)
Câu 3: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.
Câu 4: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.
Câu 5: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu như thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?
Luyện tập: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ về một nhân vật cụ thể (em cu Tai) nhưng lại đặt tên cho tác phẩm này là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Theo em, như vậy có hợp lí không? Vì sao?
Câu 2: Viết một đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Khúc hát ru nXhững em bé lớn trên lưng mẹ "
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ "