Bài thơ Ánh trăng gợi lại những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời lính gắn hó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ còn là lời lự nhắc nhở của tác giả, là tâm sự của tác giả muốn gửi gắm: phải luôn nhớ về nguồn cội, đó là truyền thống đạo hiếu của dân tộc ta..

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá.
  • Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau. đó ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng.
  • Từ năm 1977, Nguyễn Duy làm đại diện thường trú báo văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy đã được Nhà nước trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
  • Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm

  • Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
  • Bài thơ gợi lại những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời lính gắn hó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ còn là lời lự nhắc nhở của tác giả, là tâm sự của tác giả muốn gửi gắm: phải luôn nhớ về nguồn cội, đó là truyền thống đạo hiếu của dân tộc ta.
  • Bài thơ có giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính hiểu cảm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Câu 2: (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

Câu 3: (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Câu 4: (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

Luyện tập - (Trang 157 - SGK Ngữ văn 9) Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng

Câu 2:  Cho đoạn thơ sau:

 

     Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

  như là sông là rừng

 

         Trăng cứ tròn vành vạnh

  kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

a. Hãy chỉ ra nghĩa của các từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc; từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

b. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Câu 3: Viết một đoạn văn  phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng.

Câu 4: Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng để làm rõ tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ .

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Ánh trăng "

Câu 6: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ánh trăng "