Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" ở thành thị những năm trước Cách mạng. Tech 12, xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các bạn tham khảo!.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Vũ Trọng Phụng (1912-1939) sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. Ông quê ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Sau khi tốt nghệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiếm sống, nhưng chẳng được bao lâu thì mất việc. Từ đó, ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp. Khoảng năm 1937 - 1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có điều kiện chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội.
  • Vũ Trọng Phụng bắt đầu có truyện đăng báo từ năm 1930. Ngoài tên thật, đôi khi nhà văn còn dùng bút danh Thiên Hư. Đây là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Không đày mười năm viết văn ông đã có một khối lượng tác phẩm đồ sộ, tiêu biểu là các phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936); các tiểu thuyết: giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936). Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
  • Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời. Có thể nói, bằng một tài năng lớn và phong cách nghệ thuật độc đáo. Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp đáng kể vào nền văn học Việt Nam hiện đại. 

2. Tác phẩm

  • Tiểu thuyết Số đỏ được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 - 10 -1936 và in sách lần đầu năm 1938. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân Tóc Đỏ. Hắn là một đứa bé mồ côi, sống lay lắt ở Hà Nội bằng nghề trèo me, trèo sấu, thôi kèn quảng cáo thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,... Xuân bị cảnh sát bắt giam nhưng được bà phó Đoan - một me Tây dâm đãng cứu thoát và giới thiệu đến phục vụ ở hiệu may Âu hóa. Từ đó, Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bìa quảng cáo thuốc lậu, hắn được nhận các danh hiệu "sinh viên trường thuốc", "đốc - tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu và có mối quan hệ với những người có thể lực, được cô Tuyết - em Văn Minh con cụ cố Hồng rất giàu có - say mê. Xuân còn được bà phó Đoan nhờ dạy cậu Phước - quý tử của bà, lại được thầy sư Tăng Phú mời làm "cố vấn cho báo Gõ mõ". Càng ngày, hắn càng được nhiều người quý trọng, sợ hãi. Vì vô tình, hắn đã gây cái chết cho cụ cố tổ, cái chết này được mọi người trong đại gia đình mong đợi đã lâu. Bởi vậy, Xuân được ghi ơn. Xuân được Văn Minh dẫn đi đăng ký tranh giải quần vợt, nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kỳ. Bằng thủ đoạn xảo trá hắn được thi đấu cùng với quán quân Xiêm trước sự chứng kiến của vua cả hai nước, của các quan và hàng ngàn dân chúng. Để giữ hòa hiếu hai nước, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, Xuân hùng hồn diễn thuyết "sự hi sinh vì Tổ quốc" của hắn.Hắn trở thành "bậc vĩ nhân", "anh hùng cứu nước". Hắn được thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được mời vào Hội Khai trí tiến đức, được nhận làm con rể cụ cố Hồng.
  • Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, nhan đề đã được lược bớt (nhan đề đầy đủ của chương XV là: Hạnh phúc của một tang gia - Văn minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu). 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 128 sgk ngữ văn 11 tập 1

 Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích? 

Câu 2: Trang 128 ngữ văn 11 tập 1

 Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại. 

Câu 3: Trang 128 sgk ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị ) hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu".

Câu 4: Trang 128 sgk ngữ văn 11

 Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh chị  nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này ra sao?

Câu 5: Trang 128 sgk ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị ) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

Luyện tập

Bài tập 1: trang 128 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Bài tập 2: trang 128 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hạnh phúc của một tang gia"?