Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện về nỗi oan khuất của nàng Vũ Nương, khi bị chồng nghi oan nàng đã trẫm mình xuống sông. Tác phẩm bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ thời xưa. Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo..

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già.
  • Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài "ghi chép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm "thiên cổ kỳ bút" Truyền kỳ mạn lục. 

2. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

Truyện kể về Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương - người con gái Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực. Vũ Nương là một người đẹp người đẹp nết. Sau khi Trường Sinh đi lính, Vũ Nương có thai và sinh con. Một mình cô phải ở nhà nuôi con nuôi mẹ. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Những tưởng hạnh phúc sẽ đén với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ nối trở thành tiên. Ở nhà, đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương luôn hướng về gia đinh, nhờ sự giúp đỡ cua Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng) Khi Phan Lang trờ về trần gian,Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng cùng lời nhắc cho Truơng Sinh lập đàn giải oan cho mình .Truơng Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 (Trang 51 SGK) Tìm bố cục của văn bản.

Câu 2 (Trang 51 SGK) Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.

Câu 3 (Trang 51 SGK) Vì sao Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Câu 4 (Trang 51 SGK) Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện.

Câu 5 (Trang 51 SGK) Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Luyện tập

Bài tập: trang 52 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2: Viết một bài văn ngắn, hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.

Câu 3: Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Chuyện người con gái Nam Xương "