Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp.
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong hoàn cảnh nào nàng cũng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của mình.
- Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Lời dặn dò khi chồng đi lính thật ân tình, đằm thắm, làm mọi người xúc động.
- Khi chồng đăng lính, nàng không nguôi thương nhớ và chỉ mong chồng bình yên trở về. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết. Nỗi buồn nhớ của nàng cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng yếu đau. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi chết thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình.
- Khi chồng nghi oan cho minh, nàng cô" tìm cách thanh minh, nhưng không kết quả. Nàng đã tìm đến cái chết để giải thoát. Nhìn chung trong các hoàn cảnh, Vũ Nương thể hiện là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, có đủ các phẩm chất mà xã hội phong kiến đòi hỏi ở người phụ nữ: công, dung, ngân, hạnh. Nàng chỉ có một mục đích duy nhất là vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Những ngươi như nàng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc, nhưng lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.
- Tóm lại, qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.