Soạn văn bài: Bố của Xi – mông - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 92. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Người em như rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến , dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
(Bố của Xi – mông)
1. Hãy tưởng tượng về hoàn cảnh của nhân vật trong đoạn văn trên.
2. Em hình dung tâm trạng của nhân vật như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Bố của Xi - mông
2. Tìm hiểu văn bản
a) Xác định bố cục và nội dung chính của văn bản theo mẫu:
Phần |
Nội dung chính |
Phần 1: |
Nỗi tuyệt vọng của Xi - mông |
Phần 2: |
Phi – líp gặp Xi – mông và nói sẽ cho em một ông bố |
Phần 3: |
Phi – líp đưa Xi – mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt |
Phần 4: |
Xi – mông đến trường sau khi có bố |
b) Phân tích tâm trạng của Xi – mông qua ý nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói của nhân vật trong văn bản.
c) Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?
d) Nêu diễn biến tâm trạng của Phi - líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi - mông; trên đường đưa Xi - mông về nhà; khi gặp chị Blăng - sốt; lúc đối đáp với Xi - mông.
e) Truyện Bố của Xi – mông gửi đến người đọc thông điệp gì?
C. Hoạt động luyện tập
1. Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
2. Ôn tập về truyện
a) Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Hướng dẫn học ngữ văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây vào vở:
STT |
Tên tác phẩm |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Tóm tắt nội dung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
c) Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Hoàn thành vào vở bảng sau để làm rõ những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở các nhân vật?
Nhân vật |
Tính cách nổi bật |
Phẩm chất chung |
|
|
|
|
|
d) Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
e) Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng "tôi")? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
g) Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc? Phân tích một tình huống truyện em thấy ấn tượng nhất.
3. Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
a) Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần vào vở theo bảng mẫu dưới đây:
Thành phần |
Dấu hiệu nhận biết |
|
Thành phần chính |
|
|
|
|
|
Thành phần phụ |
|
|
|
|
b) Hãy phân tích thành phần của các câu sau đây:
c) Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu vào bảng sau:
Thành phần biệt lập |
Dấu hiệu nhận biết |
|
|
|
|
d) Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm dưới đây là thành phần gì của câu.
e) Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau đây:
f) Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
h) Hoàn thành bảng sau để chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây:
Câu |
Quan hệ về nghĩa giữa các vế |
(1) Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, những con bé chẳng bao giờ chịu gọi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
|
|
2) Ông xác cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) |
|
(3) Giá mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm đựoc bao nhiêu là việc nữa ! (Đỗ Chu, Mùa cá bột) |
|
i) Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ (theo chỉ dẫn) bằng quan hệ từ thích hợp.
(1) Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
(Nguyên nhân – Điều kiện)
(2) Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
(Tương phản – Nhượng bộ)
k) Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau:
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
l) Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra ? Theo em, tác giả tách câu như vậy để làm gì ?
(1) Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm.
(2) Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên.
(3) Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.
m) Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động.
Câu chủ động |
Câu bị động |
(1) Người thợ thủ công Việt Nam làm ra đồ gốm khá sớm. |
|
(2) Tại khúc sông này tỉnh ta sẽ bắc một cây cầu lớn. |
|
(3) Người ta dựng lên những ngôi đền ấy từ hàng năm trước. |
|
n) Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
Bà hỏi :
- Ba con, sao con không nhận ?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì !
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
o) Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
(1) Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi :
- ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón :
- ở nhà trông em nhá ! Đừng có đi đâu đấy.
(Kim Lân, Làng)
(2) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
D. Hoạt động vận dụng
1. Hãy tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết của đoạn trích Bố của Xi – mông theo suy nghĩ của em.
2. Nếu gặp nhân vật có hoành cảnh tương tự như Xi mông, em sẽ nghĩ gì và làm gì? Trình bày trong một đoạn văn 7 – 10 câu.