Soạn văn bài: Tiếng nói của văn nghệ - Sách VNEN ngữ văn lớp 9 trang 10. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Trong cuộc sống hằng ngày, em đã từng tiếp xúc với văn nghệ (đọc một tác phẩm văn học, xem một bức tranh hay một vở kịch, một bộ phim, nghe một bài hát,…), em cảm nhận được sự tác động của văn nghệ tới bản thân như thế nào?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản "Tiếng nói của văn nghệ"

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau:

Luận điểm

Lí lẽ, dẫn chứng

Luận điểm 1: ….

Luận điểm 2: …

Luận điểm 3: …

b) Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

c) Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

d) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả qua bài tiểu luận (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,…)

3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập

a) Đọc các câu trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyến Quang Sáng và trả lời câu hỏi:

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

- Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

b) Đọc các câu sau đây, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:

(1) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu hoặc kêu trời ơi?

- Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?

c) Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

(1) Thành phần cảm thán được dùng để (…) của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)

(2) Thành phần tình thái được dùng để (…) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

4. Tìm hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

BỆNH LỀ MỀ
        Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
         Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
         Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
         Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
         Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
(Phương Thảo)
(1) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? 

(2) Theo tác giả, có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

(3) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

(4) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao? 

c. Những nhận xét nào trong bảng dưới đây nêu đúng yêu cầu đối với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

Nhận xét

(1) Bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực

(2) Lời văn gợi cảm, trau chuốt, bộc lộ cảm xúc.

(3) Bài viết có sự kết hợp, vận dụng các phép lập luận phù hợp.

(4) Nội dung bài nghị luận nêu rõ được sự việc, hiện tượng đời sống; phân tích mặt đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tiếng nói của văn nghệ

Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân.

2. Luyện tập về các thành phần biệt lập

a) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:

(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

b) Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau).

c) Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?

Với lòng mong nhớ của anh,

(1) chắc chắn

(2) hình như

(3) chắc chắn

anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

3. Luyện tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

a) Lập dàn bài cho một trong các đề sau:

Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, tranh, ảnh,…) Trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

2. Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng được biểu dương trong nhà trường hoặc ngoài xã hội. Trao đổi xem hiện tượng, sự việc nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc hiện tượng nào thì không cần viết.