Soạn văn bài: Ánh trăng - Sách VNEN ngữ văn lớp 9 trang 95. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Kể tên những bài thơ viết về ánh trăng mà em đã được học. Nêu cảm nhận về hình ảnh trăng trong một bài thơ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản "Ánh trăng"
2. Tìm hiểu văn bản
a) Dựa vào mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, hãy chỉ ra bố cục của bài thơ.
b) Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?
c) Khi chiến tranh kết thúc, tình cảm của người lính với vầng trăng chuyển biến như thế nào? Điều gì dẫn đến những biến đổi ấy?
d) Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?
c) Theo em, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gợi cho em bài học gì?
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu
a) Đọc văn bản "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
b) Tìm hiểu văn bản
(1) Bài thơ mang hình thức lời hát ru những em bé dân tộc Tà – ôi ở chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Em hãy cho biết lời hát ru chia thành mấy khúc? Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu nào?
(2) Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào (cuộc sống, công việc; tâm tư, tình cảm với con, với quê hương, đất nước)?
(3) Theo em, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, thông điệp gì trong bài thơ?
(4) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
2. Tổng kết từ vựng
a) Đọc bài ca dao và thực hiện yêu cầu
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”
(Ca dao)
(1) Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?
(2) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên.
(3) Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa.
b) Từ “chân” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương phức chuyển nghĩa của từ?
(1) Cỏ non xanh tận chân trời.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
(2) Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Chính Hữu - Đồng chí)
c) Bằng hiểu biết về trường từ vựng, em hãy phân tích nét độc đáo về nghệ thuật trong bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
d) Đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
(Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ)
(1) Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.
(2) Hai câu 5,6 của bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy tạo được hiệu quả diễn đạt như thế nào?
e) Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ trong những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
3. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
a) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu
( Lỗi lầm và sự biết ơn - sgk trang 100)
(1) Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
(2) Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
b) Viết một đoạn văn tự sự kể về một kỷ niệm, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.
c) Hóa thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, kể lại khoảnh khắc giật mình khi “thình lình đèn điện tắt” bằng một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
D. Hoạt động vận dụng
Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, trong đó sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ.