Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I giúp ta tổng hợp lại hêt những kiến thức đã học trong chương trình kì I: bao gồm tiếng Việt, Tập làm văn, Văn bản. Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

I. Những nội dung cơ bản cần chú ý: Theo dõi trang 221 sgk Ngữ Văn 9 tập một

II. Cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra đánh giá

Đề bài (gồm 2 phần)

Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.

Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.

Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rủt vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:

- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.

Dứt lời, ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ.

Chưa đến bực của, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới len trên này cải chính, ông ấy cho biết...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn sai sự mục đích cả.

Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai cũng mừng cho ông lão.

(Ngữ văn 9, tập một)

Trả lời

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

C

D

C

D

C

B

A

A

C

C

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (hoặc truyện Cố hương của Lỗ Tấn) trong nửa trang giấy thi.

Câu 2 (5 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

- Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

Trả lời

Câu 1

  • Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

“Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại.. Trên chuyến xe, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét. Cuộc gặp gỡ giữa mọi người diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh . Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết sức mình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ đất nước.

  • Tóm tắt truyện Cố hương của Lỗ Tấn

Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự thay đổi của con người nơi đây. Người bạn thơ ấu Nhuận Thổ vốn tinh nghịch, vui vẻ giờ trở nên đần độn, mụ mẫm, sống chịu đựng trong cảnh khốn cùng. Thím Hai Dương – nàng Tây thi đậu phụ trở nên tham lam, tòm mọi cách vơ vét của cải. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Rời quê hương, trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy nghĩ và hi vọng về thế hệ con cháu mình, về những người nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước đi lên.

Câu 2

a) Đề 1: Những nét chính trong tác phẩm Truyện Kiều 

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài: 

  • Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào đầu thế kỉ XIX( 1805 –1809). Truyện dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc). Lúc đầu, Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường tân thanh ( Khúc ca mới đứt ruột hay Tiếng kêu đứt ruột) sau này, người ta quen gọi là Truyện Kiều.
  • Đây là tác phẩm trữ tình,viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát có độ dài 3254 câu. Tác phẩm được chia làm 3 phần chính theo kết cấu của một truyện thơ Nôm đương thời: Phần thứ nhất là Gặp gỡ và đính ước, phần thứ hai là Gia biến và lưu lạc, phần thứ ba là Đoàn tụ.
  • Tác phẩm có giá trị nội dung sâu sắc, cả về giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo
    • Giá trị hiện thực: Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến và phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội đương thời.
    • Giá trị nhân đạo là giá trị cốt lõi của Truyện Kiều
      • Tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người.
      • Tiếng nói lên án các thế lực bạo tàn, chà đạp lên quyền sống của con người
  • Về nghệ thuật
    • Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
    • Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệthuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của Truyện Kiều với nền văn học nước nhà

b) Đề 2: Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân, có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm

Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện và cảm xúc khái quát

Thân bài: Lần lượt kể lại trình tự, diễn biến các sự việc trong câu chuyện. Có thể đảo vị trí các sự kiện song cần phải hợp lí và logic

  • Miêu tả nội tâm: diễn biến tâm trạng của bản thân về sự việc đó (đấu tranh tâm lí, suy nghĩ, đặt câu hỏi và đưa ra những sự lựa chọn)
  • Nghị luận: Nên đưa vào phần cuối, sau khi sự việc đã kết thúc để rút ra được bài học và suy ngẫm của bản thân

Kết bài: Cảm xúc của mình về điều ấy