Soạn văn 9 bài những đứa trẻ (trích thời thơ ấu) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Văn bản có thể chia thành 3 phần
- Phần 1 (từ đầu...đến tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống): tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ
- Phần 2 (tiếp...đến Cấm không được đến nhà tao!): Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau
- Phần 3 (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản
- Có những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3
- Chi tiết: Những câu chuyện cổ tích, những con chim được nhắc lại từ ở đầu cho đến cuối đoạn trích
- Tác dụng: Khiến cho đoạn trích có sự kết nối chặt chẽ từ đầu cho đến cuối.
Câu 2:
- Hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp:
- chú bé A-li-ô-sa: Nhà nghèo, mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng khác, em ở với ông bà ngoại.
- Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp: là con nhà giàu, cuộc sống sung túc và đủ đầy.
- Mối quan hệ giữa hai nhà: là hàng xóm của nhau nhưng không thân thiết.
- Nhà văn ấn tượng sâu sắc với tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy vì:
- Cùng thiếu thốn tình cảm của gia đình, không được chăm sóc, yêu thương và quan tâm từ cha mẹ.
- Cùng trang lứa, đang ở tuổi nghịch ngợm và thích khám phá. A-li-ô-sa trong một lần tình cờ đã cứu sống được đứa em nhỏ nghịch nhảy xuống giếng.
Câu 3:
- Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm : Vẻ ngoài giống nhau (mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phân biệt theo tầm vóc; Chúng ngồi sát vào nhau giống như chú gà con; ... những con ngỗng ngoan ngoãn.
- Đó là sự ngây thơ, trong trắng, cam chịu của những đứa trẻ. Đó là những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, được giáo dục, có nề nếp. Cùng đó là sự ngưỡng mộ, lòng tin yêu, sự cảm thông của chú bé A-li-ô-sa với những đứa trẻ.
Câu 4: Chuyện đời thường và cổ tích được lồng vào nhau : “dì ghẻ”, “mẹ khác” tạo liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại với ấn tượng hiền hậu bằng giọng của truyện cổ tích : ngày trước, trước kia, đã có thời...