Soạn văn bài: Chiếu dời đô - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 30. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… của em về vị trí, vai trò của Thủ đô đối với một đất nước.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Chiếu dời đô”

2. Tìm hiểu văn bản.

a) Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?

b) Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc. Theo em, tác giả nêu lên dẫn chứng đó nhằm mục đích gì?

c) Lí Công Uẩn đã chỉ ra những ưu thế nào của thành Đại La nếu được chọn là nơi đóng đô? Nhận xét về cách lập luận của tác giả và sức thuyết phục của văn bản.

d) Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

3. Tìm hiểu về câu phủ định

a) Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi:

(1) An đi đá bóng.

(2) An không đi đá bóng.

(3) An chẳng đi đá bóng.

(4) An chưa đi đá bóng.

- Câu 1 đưa ra thông tin gì?

- Các câu 2, 3, 4 đưa ra thông tin gì?

- Chỉ ra sự khác biệt về mặt hình thức giữa câu (1) và các câu còn lại.

b) Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập

a) Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như:…………….

b) Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận…….sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc….. một ý kiến, một nhận định.

C. Hoạt động luyện tập

1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?

C. Hoạt động luyện tập

1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?

2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

(Thầy bói xem voi)

(1) Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định? Chỉ ra những từ ngũ phủ định đó.

(2) Mấy ông thầy bói xem voi đã sử dụng câu phủ định để làm gì?

3. Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai ? Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với từng câu và giải thích lí do.

Câu phủ định

Đúng

Sai

a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ.

Đ

S

b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu!

Đ

S

c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói.

Đ

S

d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng.

Đ

S

e) Tôi chưa bao giờ muốn nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn.

Đ

S

4. Có thể điền bất kì từ phủ định nào trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu sau được không? Tại sao?

a) Tôi … tiếp tục ngồi học được nữa nên đành đứng dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu những lo lắng về sức khỏe của mẹ.

b) Mai… thể vào nhà lúc này. Bạn ấy đã làm mất chìa khóa.

c) Dế Choắt … dậy được nữa. Nó đang nằm thoi thóp.

d) Thưa cô, em mệt nên … làm bài tập a!

D. Hoạt động vận dụng

1. Trong giao tiếp, chúng ta thường gặp những câu nói không chứa dấu hiệu hình thức của câu phủ định nhưng lại biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Cậu ta giỏi gì mà giỏi!

a) Hãy nêu một số ví dụ khác về loại câu này.

b) Chỉ ra ý nghĩa phủ định của các ví dụ đó.

c) Nhận xét về sắc thái biểu cảm thể hiện trong các ví dụ đã nêu.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tưởng tượng trong một giấc mơ, em được gặp vua Lí Công Uẩn. Hãy giới thiệu với nhà vua về Thủ đô Hà Nội ngày nay.