Giải bài 10: Thông tin về ngày trái đất năm 2000- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 72. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Theo em ngày trái đất được tôt chức hằng năm nhằm mục đích gì? Nêu một số chủ đề của ngày trái đất.

2. Hãy đọc và bình luận về những thông tin sau:

  • Mỗi năm nước Mĩ tiêu tốn 12 triệu thùng dầu thô sản xuất khoảng 100 tỉ túi ni lông
  • Ước tính trung bình mỗi túi ni lông cần 500 năm để phân hủy hoàn toàn
  • Bình quân mỗi năm 1 người ai-len sử dụng 328 túi ni lông .con số này ở úc là 250 tui /người/ nam và ở xcot -lên là 153 tui /người/nam.

B. Hoạt động hinh thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Xác định bố cục văn bản

b. Chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. ngoài ra, còn có những nguyên nhân vào khác?

c. Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra những tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các thành phần của văn bản

d. Hãy nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản

3. Tìm hiểu nói giảm nói tránh

a. Những ngữ in đậm trong các câu sau đây có ý nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đat đó?

- Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác , cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác,thì đồng bào cả nước,đồng chí trong đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

- Bác đã đi rồi sao,Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

- Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

b. Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lung cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

  • Con dạo này lười lắm.
  • Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

d. Cách sử dụng từ ngữ trong các bài tập a,b,c trên được gọi là nói giảm nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm nói tránh?

C. Hoạt động luyện tập

1. Ôn tập về truyện kí Việt Nam

a.Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau: 

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc trong nghệ thuật

 

 

 

 

 

b. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong bài 2,3,4

c. Trong mỗi văn bản của bài 2,3,4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

2. Luyện tập về nói giảm nói tránh

a. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống(....): đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a) Khuya rồi, mời bà l...l

b) Cha mẹ em l...l từ ngày em còn rất hé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học dành cho trẻ em l...l.

d) Mẹ đã l...l rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e) Cha nó mất, mẹ nó l...l, nên chú nó rất thương nó.

b. Trong mỗi cặp câu dưới đây câu nào có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

a1) Anh phải hoà nhã với hạn hè!

a2) Anh nên hoà nhã với hạn hè!

b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!

b2) Anh không nên ở đây nữa!

c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!

c2) Cấm hút thuốc trong phòng!

d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d2) Nó nói như thế là ác ý.

e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

3. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp bới miêu tả biểu cảm

a. Ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự( kể chuyện) bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
  • Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.
  • Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?

b. Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu ?(ngôi thứ nhất)

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

-Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Gợi ý:

Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì? (từ xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết môi trường, lời biểu cảm).

Kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe

D. Hoạt động vận dụng

1. Vẽ tranh

2. Tìm 5 tính huống trong đời sống nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và đặt 5 câu (có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh) tương ứng với 5 tình huống đó.

3.  Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

4. Kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn với ngôi kể là nhân vật anh Dậu hoặc chị Dậu

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

2. Đọc và tìm hiểu tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong các đoạn trích sau

a. Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

b. Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân thoát gãy cảnh thiên hương.

b). Bỗng lèo chớp đỏ

Thôi rồi, lượm ơi!