Soạn văn 12 bài Vợ chồng A Phủ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn .
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Cảnh ngộ của Mị:
- Là con dâu gạt nợ (do cha mẹ Mị không trả được nợ cho thống Lí)
- Mị làm đi làm lại những công việc thường ngày, không ngừng nghỉ, lùi lũi như con rùa trong xó cửa
- Sống trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng
Tính cách của Mị:
- Trước khi về nhà thống Lí: Mị là cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với cha mẹ, chăm chỉ và có nhiều chàng trai để mắt tới
- Khi về nhà thống Lí: Mị sống vật vờ, héo mòn
Diễn biến tâm trạng: Tâm trạng Mị từ tuyệt vọng tới hi vọng, Mị dám đứng lên đấu tranh để thoát khỏi kìm hãm
Câu 2:
Nhân vật A Phủ:
- Chàng trai khỏe mạnh, có tài, nhiều cô gái trong bản mê
- Dám đánh trước thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử
- A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lí một trăm đồng bạc nộp vạ cho làng, nên chàng trở thành người ở đợ nhà thống lí
- A Phủ làm mất bò, bị thống lí trói vào cột giữa trời
- A Phủ được Mị cứu thoát khỏi nhà thống lí, nước mắt A Phủ thức tỉnh Mị
- A Phủ khao khát được sống tự do, điều đó giúp chàng chiến thắng nỗi đau thể xác và số phận nghiệt ngã để giành lấy tự do
Bút pháp của Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị có những nét khác với khi miêu tả nhân vật A Phủ. Tác giả dành cho Mị những trang văn buồn thương, đau xót; còn với A Phủ, tác giả dùng những lời văn mạnh mẽ, rắn rỏi (bên những câu buồn thương, đau xót xuống nhân vật Mị).
Câu 3:
Nét độc đáo ở:
- Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ (trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ... Đám trẻ con, chơi quay cười ầm trước sân nhà.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn
- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi (tôi cướp được con gái bố làm vợ, ném pao, tiếng sáo, kèn lá).
Phần luyện tập
Câu 1:
Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- Cảm thông với cảnh ngộ, nỗi khổ của người dân miền núi Tây Bắc
- Phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người
- Ngợi ca tình cảm, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm của những người bị áp bức
- Mở ra con đường sống tự do