Soạn văn 8 bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..

Phần luyện tập

Câu 1: Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân:

Từ địa phươngTừ toàn dân
Cây viết (Nam Bộ)cái bút
mô, răng, rứa (Trung Bộ)đâu, sao thế, thế nào
quả thơm (Nam Bộ)quả dứa
tía, ba (Nam Bộ)cha
đậu phộng (Nam Bộ)lạc
con tru (Trung Bộ)con trâu

Câu 2: Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết

  • Biệt ngữ của học sinh, sinh viên:
    • cây gậy: bị điểm một
    • phao: tài liệu
    • coppy: nhìn bài của bạn
    • lệch tủ: học không đúng phần kiểm tra
    • cúp tiết: trốn tiết
  • Tầng lớp xã hội khác:
    • Giới trẻ, thanh niên: 1 lít (100 nghìn), 1 củ (1 triệu) 
    • Công nhân: tan ca (hết giờ làm việc), tăng ca (làm thêm giờ)

Câu 3: 

  • Trường hợp (a) nên dùng từ ngữ địa phương
  • Trường hợp (b, c, d, e, g) nên dùng từ ngữ toàn dân.

Câu 4: Một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em:

(1). Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

       Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(2)           Bầm ơi sớm sớm chiều chiều

       Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe