Soạn văn 8 bài trong lòng mẹ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..

Nội dung bài soạn

Câu 1: Qua cuộc đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng, ta thấy dù là máu mủ ruột thịt nhưng bà ấy không dành sự lo lắng, quan tâm cho Hồng mà chỉ  biết mỉa mai, châm chọc chú bé Hồng và nhục mạ, khinh thường người mẹ. Bà ta cố lôi kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác là khinh miệt, ruồng rẫy mẹ mình. Bà quả là người có tâm địa độc ác, nham hiểm. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khôi héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ.

Câu 2: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện:

  • Mặc dù ngót một năm không có tin tức của mẹ nhưng chú bé vẫn luôn dành tình yêu thương và kính trọng mẹ trọn vẹn
  • Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác".
  • Khi nghe bà cô mỉa mai, xúc phạm đến mẹ thì cậu bé càng thương mẹ nhiều hơn.
  • Chỉ cần thoáng qua, Hồng đã nhận ra mẹ và sung sướng khi được gặp mẹ.

=> Trước những lời lẽ mang ý nghĩa cay độc, thái độ giả dối của người cô, bé Hồng đau đớn, phẩn uất đến cực điểm, nhưng chú đã biết kìm nén và vẫn kiên định trong tình cảm thương yêu, kính mến mẹ.

Câu 3: Chất trữ tình có thể thấy qua tình huống và nội dung câu chuyện, qua dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng, qua cách viết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả, cách sử dụng hình ảnh thể hiện tâm trạng, cách so sánh gây ấn tượng, lời văn say mê khác thường.

Câu 4: Hồi kí là thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Các số liệu, chi tiết phải trung thực, chính xác, giàu suy nghĩ...

Câu 5: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì:

  • Phụ nữ và nhi đồng xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông.
  • Ông giành cho họ tấm lòng yêu thương trân trọng.
  • Trong đoạn trích "trong lòng mẹ" người đọc tìm được ở Nguyên Hồng niềm cảm thông, nỗi xót xa khi đứng trước nỗi đau nỗi tủi nhục của bé Hồng và mẹ của em.