Soạn văn 8 bài tình thái từ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..

Phần luyện tập

Câu 1: 

a. "nào" - đại từ             b. "nào" - tình thái từ

c. "chứ" - tình thái từ     d. "chứ" - quan hệ từ

e. "với" - tình thái từ      g. "với" - quan hệ từ

h. "kia" - chỉ từ               i. "kia" - tình thái từ

Câu 2: Ý nghĩa của các từ tình thái in đậm:

a. "chứ" - nghi vấn điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định

b. "chứ" - Nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.

c. "ư" - Hỏi với thái độ phân vân

d. "nhỉ" - Hỏi với thái độ thân mật

e. "nhé" - dặn dò, thái độ thân mật

f. "vậy" - thái độ miễn cưỡng

g. "cơ mà" - bày tỏ sự phân trần giải thích vừa có ý nghĩa động viên, an ủi một cách chân tình.

Câu 3: Đặt câu với các tình thái từ

  • Tôi đã nói rồi mà !
  • Bạn đi đâu đấy ?
  • Bạn ấy hát hay thế chứ lị !
  • Chúng ta đi học thôi !
  • Con thích đi chơi Hà Nội cơ !
  • Trời mưa, cả nhà ta ở nhà vậy!

Câu 4: Đặt câu hỏi dùng tình thái từ:

  • Thưa cô có phải bài này không ạ?
  • Bạn có nhớ mang theo thước kẻ không đấy?
  • Bà cần nước phải không ạ?

Câu 5: 

Tình thái từ địa phươngTình thái từ toàn dân
  • nhá, heng, ghen
  • mừ
  • hả
  • nhé, nhỉ
  • nào