Soạn văn 12 bài Rừng xà nu giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn .

Phần luyện tập

Câu 1:

a. Nhan đề: rừng xà nu là biểu tượng về tinh thần và sức sống bất diệt của người dân Tây Nguyên. Đó cũng là sáng tạo nghệ thuật, thể hiện tình cảm của tác giả với thế hệ anh hùng chống giặc.

b. Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu nằm dưới tầm đại bác:  Đại bác đã bắn hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu mới lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời tựa như sức sống của người làng Xô man đánh Mỹ và bọn tay sai để bảo vệ buôn làng góp phần bảo vệ đất nước.

c. Tác dụng của hình ảnh nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật biểu tượng của câu chuyện, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc làm nổi bật giá trị

Câu 2:

a)   Phâm chất, tính cách của người anh hùng Tnú:

  • Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyế
  • Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành).
  • Số phận đau thương: Không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười đầu ngón tay).
  • Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.

Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:

  • Không sống kiếp tù đày cam chịu
  • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ

b. Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”. Cụ Met nhắc tới bốn lần để nhắc nhở cho thế hệ sau chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, biết ơn và noi theo Tnú

c, Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng

d. Vai trò của nhân vật

  • Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung
  • Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước, vẻ đẹp sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh\
  • Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh, để đưa cuộc chiến thắng lợi cuối cùng
  • Cuộc chiến khốc liệt cần đòi hỏi mỗi người Việt có sức sống mạnh mẽ, trỗi dậy

Câu 3:

Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Nhà văn muốn dùng rừng xà nu làm biểu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, dạn dày, bất khuất, trung kiên ... của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man.

Câu 4:

Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:

  • Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi toát lên qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, giọng điệu:
  • Kết cấu vòng tròn: Mở đầu, kết thúc hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách
  • Cách trần thuật: kể câu chuyện theo lời trang trọng của cụ Mết, bên bếp lửa, như truyền cho con cháu biết những trang sử bi thương và người anh hùng của cộng đồng
  • Ngôn ngữ, giọng điệu: đậm chất sử thi, hùng tráng

Phần luyện tập

Câu 2:

Phát biểu suy nghĩ, cảm xúc của anh chị về đôi bàn tay của Tnú=> Xem tại đây