Soạn văn 8 ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
I-KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CÂU CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH
Câu 1:
- Câu (1) là câu trần thuật ghép, có một vế là dạng câu phủ định.
- Câu (2) là câu trần thuật đơn.
- Câu (3) là câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định.
Câu 2:
Đặt câu:
Cái bản tính tốt của người ta liệu có bị những nỗi lo lăng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
Câu 3:
Đặt câu:
- Vui quá đi mất !
- Ôi, đẹp quá!
Câu 4:
a) Câu trần thuật là các câu (1), (3), (6)
Câu cầu khiến là câu (4)
Câu nghi vấn là các câu (2), (5), (7).
b) Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7).
c) Các câu nghi vấn không dùng để hỏi là câu (2), (5).
- Câu (2) chỉ dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên của ông giáo
- Câu (5) dùng để giải thích cho đề nghị được nêu ở câu (4).
II- HÀNH ĐỘNG NÓI
Câu 1:
STT | Câu đã cho | Hành động nói |
1 | Tôi bật cười bảo lão: | Kể |
2 | -Sao cụ lo xa quá thế? | Bộ lộ cảm xúc |
3 | Cụ còn khỏe, chưa chết được đâu mà sợ! | Nhận định |
4 | Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hẵng hay! | Đề nghị |
5 | Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? | giải thích thêm |
6 | Không ông giáo ạ! | Phủ định bác bỏ |
7 | Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà liệu | Hỏi |
Câu 2:
STT | Kiểu câu | Hành động nói được thực hiện | Cách dùng |
1 | Trần thuật | kể | trực tiếp |
2 | Nghi vấn | bộc lộ cảm xúc | gián tiếp |
3 | Trần thuật | trình bày | trực tiếp |
4 | Cầu khiến | đề nghị | gián tiếp |
5 | Nghi vấn | điều khiển | trực tiếp |
6 | Phủ định | giải thích | trực tiếp |
7 | Nghi vấn | hỏi | trực tiếp |
Câu 3:
a) Ví dụ:
- Tôi xin cam đoan sẽ không sử dụng các chất kích thích khi tham gia giao thông.
b) Ví dụ:
- Con xin hứa trong năm học tới con sẽ cố gắng học tốt hơn nữa!
III- LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
Câu 1:
Lý do sắp xếp trật tự từ trong câu:
- vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ: hai sự việc diễn ra đồng thời, song song nối tiếp nhau, xen giữa kinh ngạc và mừng rỡ.
- vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ… về tâu vua: trật tự từ được sắp xếp theo sự việc diễn ra trước sau
Câu 2:
a) Các từ ngữ in đậm có tác dụng liên kết câu.
b) Các từ ngừ in đậm có tác dụng nhấn mạnh đề tài của câu nói.
Câu 3:
Câu (a) mang tính nhạc rõ ràng hơn.