Soạn văn 11 bài Ôn tập phần văn học giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1:

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận:

Bộ phận văn học công khai: văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ nên bộ phận này phân thành nhiều xu hướng mà nổi bật nhất là hai xu hướng:

  • Văn học lãng mạn: tiếng nói giàu xúc cảm của các nhân vật, phát huy cao độ trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng ước mơ
  • Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
  • Văn học hiện thực có tính chân thực cao, thấm đượm tinh thần nhân đạo phơi bày bất công xã hội, phản ánh tình trạng khốn khổ của người dân

Văn học thời kì này phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng, phi thường và mau lẹ vì:

  • Các vấn đề được đặt ra về đất nước, cuộc sống, con người và nghệ thuật, trước đó thời kì mới giải quyết
  • Sức sống của nền văn học được thúc đẩy bởi tình yêu nước, cách mạng suốt nửa thế kỉ.
  • Văn học cũng trở thành một thứ hàng hóa, trở thành nghề kiếm sống

Câu 2:

Tiểu thuyết trung đại thường vay mượn đề tài, cốt truyện từ đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc

  • Tập trung xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn
  • Kết cấu lối chương hồi, theo công thức. Nhân vật thuật theo trình tự thời gian, nhân vật phân tuyến rõ ràng
  • Kết thúc có hậu
  • Tái hiện được bức tranh hiện thực xã hội Nam Bộ, đủ các tầng lớp trong xã hội

Mô phỏng cốt truyện phương Tây, còn mang nhiều nét của văn học trung đại

Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

  •  Có khai thác tâm lí nhân vật Trần Văn Sửu xong việc đi sâu khai thác sự phức tạp trong cảm xúc, biến đổi trong suy nghĩ, cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật vẫn còn sơ sài, đơn giản
  • Truyện được kể theo ngôi thứ 3, những lời bình luận xen vào còn đơn giản, vụng về, không sắc sảo
  • Truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, không có nhiều đổi mới trong trình tự thời gian của sự việc.

Câu 3:

Tình huống truyện trong các truyện ngắn:

  • Vi hành: tình huống nhầm lần với rất nhiều sự nhầm lẫn được xây dựng đan xen trong tác phẩm vừa tạo nên sự độc đáo, vừa gợi lên sự hài hước, châm biếm sâu cay. Sự nhầm lẫn ấy được hiện lên qua: cặp trai gái trên chuyến tàu nọ đã nhầm lẫn tác giả với vua Khải Định; người Pháp nhầm tưởng tất cả những người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.
  • Tinh thần thể dục: tình huống hành động với hàng loạt những mâu thuẫn được dựng nên giữa mục đích tốt đẹp của việc xem trận đấu bóng đá với tai họa mà nó mang tới cho người nông dân, giữa nội dung và hình thức của thông báo. Tất cả những mâu thuẫn ấy dẫn tới hành động phản kháng lại của con người: trốn chạy, thoái thác hoặc bị bắt buộc phải đi. 
  • Chữ người tử tù: tình huống nhận thức khi đặt các nhân vật tử tù - viên quản ngục - thầy thơ lại, người xin chữ - người cho chữ trong một mối quan hệ và hoàn cảnh éo le, đầy mâu thuẫn. Tên tử tù là người cho chữ còn viên quản ngục lại là người khúm núm, sợ sệt xin chữ. Điều đó làm nên một cảnh tượng trước nay chưa từng có chính là cảnh cho chữ trong đêm cuối trước khi Huấn Cao bị điệu ra pháp trường xử tử.
  • Chí Phèo: tình huống nhận thức khi đặt nhân vật liên tục vào những bi kịch, mâu thuẫn về thân phận, về hiện thực để nhận vật nhận ra sự đối lập giữa khát vọng sống, khát vọng được làm người lương thiện với những định kiến hẹp hòi của xã hội khiến cho con người không được sống là người lương thiện nữa.

Câu 4:

Đặc sắc nghệ thuật

Hai đứa trẻ

Truyện không có cốt truyện, nhẹ nhàng, không có diễn biến, không có cao trào nhưng lại lôi cuốn người đọc.

Xây dựng thành công sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: số phận, sự quẩn quanh bế tắc của những kiếp người nơi phố huyện và khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc hơn trong tương lai.

Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu chất thơ, tinh tế, mang đậm phong cách của Thạch Lam

Chữ người tử tù

Tình huống truyện độc đáo

Xây dựng cảnh tượng hiếm trước nay chưa từng có: cảnh cho chữ (vị thế của các nhân vật hoàn toàn bị đảo lộn)

Ngôn ngữ truyện giàu sức tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại

Chí Phèo

Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày

Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.

Câu 5:

Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ” thể hiện ở:

  • Nhan đề chứa tính hài hước
  • Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa
  • Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội
  • Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại
  • Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo

Câu 6:

Cách triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch:

  • Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với cường quyền: ông không chịu khuất phục trước cường quyền nhưng ông đã nghe lời khuyên giải của Đan Thiềm ở lại tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài để làm một cảnh đẹp có thể tranh tài cùng vẻ đẹp của hóa công
  • Mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ và nhân dân: Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, kinh phí xây dựng tăng lên khủng khiếp khiến đời sống nhân dân cũng vì thế mà thêm khổ cực, lầm than. Nhưng Vũ Như Tô vẫn không cho rằng đó là lỗi của mình.
  • Cách giải quyết những mâu thuẫn: Nhân dân đã nổi dậy chống chính quyền, Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu rụi

=> Mâu thuẫn của vở kịch đã được giải quyết triệu để 

Câu 7:

Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao=> Xem tại đây