Soạn văn 8 bài muốn làm thằng Cuội giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1: Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế” vì: cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.
Câu 2:
- “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ dư luận khen chê. Trong xã hội phong kiến “ngông” là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.
- Cái “ngông” của Tản Đà được thể hiện:
- Trong cách xưng hô thân mật, gọi “chị” xưng “em” một cách tự nhiên, thậm chí hơi suồng sã.
- Dám lên tân trời cao, xem chị Hằng là người bạn tâm tình.
- Ngông trong ước nguyện làm thằng Cuội.
- Tìm những thú vui mới lạ “đi mây về gió” mà ở trần gian ông chưa hề thấy.
=> Đây là khát vọng của nhà thơ, mơ ước về một cuộc sống tự do, có tri kỉ bầu bạn
Câu 3: Cười ở đây có nghĩa là:
- Nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian nhỏ bé
- Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và tự do
- Nụ cười xót xa vì không về được dương gian, thiếu quê hương
Câu 4: Những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ:
- Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu.
- Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.
Phần luyện tập
Câu 1: Hai cặp câu trên đối nhau như sau:
- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế >< cành đa)
- Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa >< xin chị nhắc lên chơi)
Câu 2:
Giống nhau:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú
Khác nhau:
- Qua Đèo Ngang: ngôn ngữ trang trọng, cổ điển, giọng buồn thương man mác
- Muốn làm thằng Cuội: ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, giọng ngông nghênh, hóm hỉnh