Soạn văn 8 bài Lão Hạc giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó:
- Tình cảm đối với "cậu vàng":
- Gọi con chó là: "Cậu vàng"
- Bắt rậ, đem ra ao tắm, cho ăn cơm...
- Nhắm vài miếng lại gặp cho nó một miếng.
- Chửi yêu nó, nói với nó, ôm đầu nó...
- Sau khi bán "cậu vàng":
- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu
- Đôi mắt lão ầng ậc nước
- Cái đầu ngoẹo, miệng móm mém... mếu
- Lão hu hu khóc
=> Lão Hạc là người sống tình nghĩa thủy chung, yêu thương loài vật. Là người cha có tình yêu thương con sâu sắc.
Câu 2:
- Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: đói khổ, túng quẫn đẩy lão đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
- Tính cách của Lão Hạc: Bộc lộ rõ số phận và nhân phẩm của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng tám 1945: Nghèo khổ, bế tắc cùng đường, giàu tình thương và lòng tự trọng.
Câu 3: Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:
- Đồng cảm, xót thương cho hoàn cảnh của Lão Hạc
- Luôn tìm cách giúp đỡ, an ủi và tỏ lòng quý trọng nhân cách Lão Hạc
Câu 4:
- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng
- Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
- Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)
- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.
- Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
- Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội
Câu 5:
- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.
- Việc tạo dựng tình huống truyện chân thực, sinh động đã dẫn người đọc vào mạch truyện, cuốn theo truyện, giúp người đọc hiểu được tính cách và tâm lú của nhân vật qua từng sự kiện trong truyện.
- Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả:
- Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, quen thuộc, dẫn dắt tự nhiên linh hoạt và có tính thuyết phục cao.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen lẫn những triết lí sâu sắc.
Câu 6: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là người:
- Biết quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận con người sống quanh mình bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương.
- Khi đánh giá con người: biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác thì mới hiểu và cảm thông
Câu 7: Cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ:
- Về cuộc đời: Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội...
- Về tính cách: Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương, sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình