Soạn văn 9 bài làng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..
Nội dung bài soạn
Câu 1: Tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai là: Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.
Câu 2:
- Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
- Khi nghe tin làng theo giặc: ông Hai ngạc nhiên, sững sờ cao độ đến hốt hoảng. Ông vô cùng tủi thân, xấu hổ đau đớn đến tê tái trong lòng (cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, lặng đi,...)
- Khi nghe tin làng được cải chính: sung sướng, hả hê đến cực điểm (mặt buồn thỉu bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu...)
- Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.
- Tâm trạng ấy của ông được thể hiện: ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề, gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy", tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.
Câu 3:
- Ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ nhưng thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
- Qua những lời trò chuyện ấy, em thấy:
- Ông Hai có tình yêu quê hương, tình yêu làng vô cùng to lớn và sâu sắc
- Tấm lòng của ông luôn hướng về Cụ Hồ, hướng về kháng chiến.
- Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.
Câu 4: Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả là:
- Miêu tả tâm lí nhân vật: kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm, nhất dùng độc thoại để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ truyện: Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật mang tính quần chúng.
Phần luyện tập
Câu 1: Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai:
"“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi... nhục nhã thế này"
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Ông cảm thấy xấu hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, ngôi làng mà ông coi là niềm tự hào nay lại bán nước theo giặc. Đồng thời, qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.
Câu 2:
- Bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước là: Quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
- Nét riêng của truyện Làng: thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật. Trong khí đó, thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ.