Soạn văn 12 bài Đò lèn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn .

Nội dung bài soạn

Câu 1:

 Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện ở:

    • Hai khổ thơ đầu: Đó là kí ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con (câu cá, bắt chim, hái trộm nhãn, níu váy theo bà đi chợ,...).  Đó là niềm say mê, mơ mộng thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần (chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...)
    • Ba khổ thơ tiếp: Hiện lên hình ảnh người bà trong cuộc đời thực với bao vất vả, khổ cực, gian nan. Cuộc sống nghèo khó nên phải "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh" trĩu nặng trên vai cùng bà con xuôi ngược buôn bán khắp nơi; ăn "củ dong riềng luộc sượng" để cầm hơn qua cơn đói khát; thời chiến tranh ác liệt, nhà bà bị bom Mĩ dội bà phải đi "bán trứng ở ga Lèn"
  • Nét quen thuộc: kỉ niệm tuổi thơ chân thực, cảm động

  • Nét mới: những kỉ niệm không đẹp cũng được bày tỏ → tác giả dám nhìn nhận thẳng, thật nói ra sự thật từ góc nhìn nhiều chiều

Câu 2:

Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể ở:

  • Hình ảnh người bà tần tảo nuôi đứa cháu mồ côi, đã hi sinh tất cả để che chở, nuôi dưỡng cháu thành người đã được Nguyễn Duy tái hiện lại thật xúc động.
  • Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
  • Bà là người đã vất vả, hi sinh cả cuộc đời để kiếm cho cháu bát cơm sống qua ngày, rồi càng xúc động hơn khi chiến tranh khốc liệt bà vẫn chắt chiu từng phần của dong riềng cho cháu. Một tình thương yêu bao la mà Nguyễn Duy không thể tả hết được.
  • Khi nhà thơ nghĩ về bà ngoại của mình đã thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà đối với mình cao cả như thế nào. Ông đã thể hiện tình yêu thương sự tôn kính và lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
  • Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi

Câu 3:

Tình cảm thiêng liêng của Bằng Việt được thể hiện thông qua tình cảm dành cho bà:

  • Thông qua việc tái hiện tiếng tu hú tha thiết, hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, cảm động

Với Nguyễn Du, tình bà cháu được thể hiện trực tiếp, những kí ức dạt dào, chân thành, thẳng thắn

Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lối khi nhớ tới thời trẻ dại đã qua