Soạn văn 8 bài dấu ngoặc kép giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn..

Phần luyện tập

Câu 1: Công dụng dấu ngoặc kép

a. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp

b. Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.

c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời người khác.

d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai

e. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.

Câu 2: Điền dấu hai chấm như sau:

a.  “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

c. ...tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..

Câu 3: Hai câu có nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau vì:

  • Câu (a) dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì đây là lời dẫn trực tiếp (dẫn nguyên văn câu nói của Bác)
  • Câu (b)  không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn (dẫn gián tiếp)

Câu 4: Ví dụ tham khảo:

Con trâu là người bạn gần gũi và thân thiết của người nông dân. Con trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Trâu kéo cày bừa, trục lúa, chở xe...Người nông dân coi " Con trâu là đầu cơ nghiệp", là tài sản to lớn trong mỗi gia đình. Cũng vì thế người nông dân đối với con trâu như với người bạn thân :

" Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta..."

                                         (Ca dao)

Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng con trâu vẫn mãi mãi là hình ảnh của mỗi làng quê Việt Nam.

Công dụng:

  • dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
  • dấu hai chấm dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp.
  • dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.

Câu 5: Những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8:

vd 1: Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

=> Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, lời của một khẩu hiệu.

vd 2: Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.

=> Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.