Soạn văn 8 chương trình địa phương giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 2:
VD về:Tắc đường
Tắc đường đã và đang là một thực trạng gây nhức nhối với những người ở thành phố Hà Nội, thành phố mà tôi đang sống. Tắc đường diễn ra quen thuộc đến nỗi, người Hà Nội sẽ thấy lạ nếu đường phố bỗng chốc trở nên thông thoáng, rộng rãi. Tắc đường xảy ra nghiêm trọng nhất vào thời điểm sáng hoặc cuối giờ chiều, tức là khoảng từ 7h30 sáng và từ 4h30 chiều trở đi. Đó là thời gian mọi người bắt đầu đi làm và tan tầm trở về nhà. Người ta nói đó là giờ cao điểm. Trên các tuyến đường chính, người và xe tràn ngập, chật cứng. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng máy xe nổ ầm ầm, tiếng người ta chửi bới, la hét, tranh giành vang lên khắp nơi. Người tham gia giao thông chèn ép, lấn làn, chen nhau nhích từng mi li mét trong không khí đặc mùi dầu máy, khói bụi và xăng. Những hàng xe dài nối đuôi nhau chờ đợi. Những chiếc xe máy len lỏi, lạc lách để tìm kiếm “đường máu” trong đống hỗn độn phía trước.
Nguyên nhân của tình trạng tắc đường này là gì? Nguyên nhân đầu tiên là do lượng người đổ về thành phố Hà Nội trong những năm gần đây tăng quá nhanh trong khi diện tích của thành phố vẫn như thế. Điều này đồng nghĩa với việc, không gian sống và sinh hoạt của mọi người sẽ phải thu hẹp lại để đủ chỗ cho tất cả mọi người. Đường rộng trở nên nhỏ hẹp. Các ngã tư trở thành đầu mút của sự tắc nghẽn. Nguyễn nhân thứ hai là do ý thức của người dân còn quá kém. Họ liều mạng chen lấn, đi sang cả làn đường ngược chiều gây nên tình trạng tắc nghẽn cục bộ mà không cần biết mình đang ở đâu, chỉ cần biết tôi cần phải về nhà. Nguyên nhân cuối cùng là do tầm nhìn quy hoạch hạn hẹp. Nhìn khắp cả Hà Nội, ta sẽ thấy toàn nhà cửa, bê tông cốt thép nằm giữa đường lớn, một con đường có tới ba bốn trung tâm thương mại. Mảnh đất ấy lẽ ra chỉ đủ cho một khu nhưng bị chia năm xẻ bảy, cắt ngang cắt dọc, nhồi nhét cho đủ 4 dự án thì thôi. Như thế bảo sao không tắc? Bảo sao không xấu?
Chúng ta có thể giải quyết tình trạng tắc đường bằng cách khuyến khích nhân dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, với điều kiện tiên quyết là nó phải đảm bảo an toàn và thuận tiện đi lại. Thêm nữa, phải nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức được việc làm, hành động của mình.