Soạn văn 8 Câu phủ định giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1:

a, " Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

=>Có từ phủ định "không có"

b, Câu phủ định bác bỏ: " Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu"

=>Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc (lão nghĩ cậu Vàng trách hận lão)

c, Câu phủ định bác bỏ "Không, chúng con không đói nữa đâu."

=>Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu (các con đang đói)

Câu 2:

Những câu có từ phủ định nhưng lại là câu có ý nghĩa khẳng ddingj. Cụ thể:

  • a, Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.
  • b, Dùng cách nói phủ định của phủ định " không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.
  • c, Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.

Đặt câu tương tự nhưng dùng từ khác:

  • a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
  • b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
  • c. Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

Câu 3:

Câu văn khi viết lại: Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp.

Nghĩa của câu trên có sự thay đổi. Bởi vì, chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.

Câu 4:

  • Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).
  • Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.
    • Không đẹp một chút nào!
    • Không thể có chuyện đó được.
    • Bài thơ này không hay.
    • Bài thơ này dở quá.
    • Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.

Câu 5:

  • Không thể thay thế từ "quên" bằng từ "không" và từ " chưa" bằng từ "chẳng"
  • Vì nghĩa của câu sẽ hoàn toàn thay đổi, không thể hiện hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn giặc đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.