Soạn văn 11 bài bài ca ngắn đi trên bãi cát giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Những yếu tố tả thực:

  • Bãi cát dài lại bãi cát dài: Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
  • Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.

=>  Mượn hình ảnh con người như bị sa lầy trong những bãi cát dài, để thể hiện nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.

Câu 2:

Sáu câu thơ có vẻ rời rạc, không gắn bó với nhau nhưng thực chất là một liên kết logic, chặt chẽ:

  • Hai câu trên thể hiện sự chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác mình trên con đường theo đuổi công danh.
  • Bốn câu tiếp theo, tác giả khái quát sâu sắc con đường danh lợi với sự cám dỗ ghê gớm của cái bả công danh đối với con người.Nhà thơ tự hỏi mình và mọi người rồi tự trả lời bằng hình ảnh nghệ thuật “ người say vô số, tỉnh bao người”.

Câu 3;

Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.

Người đi trên cát sa lầy trong cát hay chính là hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.

Câu 4:

Nhịp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ năm chữ với nhịp 2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát. Nhịp điệu của bài thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát. Nhịp điệu ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc miêu tả bước đi của người đi trên bãi cát, đầy khó khăn, vất vả. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm tư trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi. Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.

Phần luyện tập

Câu 1:

Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ bản thân con người Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là một người tài. Bản thân ông đã nhìn thấy sự xuống cấp của chế độ xã hội, sự cũ nát, lạc hậu của những kì thi đã không còn giá trị thực tế nữa nên ông muốn được thay đổi cuộc sống, thay đổi để tạo ra một xã hội mới, nơi mà người tài năng như ông được trọng dụng.

Nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ thực trạng của xã hội phong kiến dưới triều Nguyễn. Đây là giai đoạn giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Vua ăn chơi trác táng, quan lại tham lam vơ vét của dân, xã hội loạn lạc, đồng tiền chi phối tất cả, mua quan bán tước, người nghèo lầm than...Chứng kiến cảnh ấy, người trí thức đầy khao khát thay đổi Cao Bá Quát, đã từng bị cuốn theo vòng danh lợi của những cuộc thi, quyết định từ bỏ triều đình thối nát, đứng lên chống lại cả triều đình, để thay đổi lối sống tiêu cực, tăm tối này.