Soạn văn 11 bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1:
Gợi ý làm bài:
a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
- Giải thích khái niệm: tự ti là tự đánh giá thấp mình, tự cho rằng mình không thể làm được điều gì nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
- Những biểu hiện thái độ tự ti:
- Luôn tự coi mình kém cỏi, không bằng người khác
- Mặc cảm, e dè, không giám phấn đấu, không dám vươn lên
- Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, kiến thức… của mình.
- Nhút nhát, thường tránh xa những chỗ đông người.
- Tác hại của thái độ tự ti: khiến bản thân không thể phát triển, không dám đón nhận những cơ hội, thử thách mới cho mình.
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:
- Giải thích khái niệm: tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
- Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình
- Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.
- Luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc.
- Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác, cho mình là giỏi giang.
- Tác hại của tự phụ: không thể hòa đồng cùng bạn bè, đồng nghiệp, không có tinh thần làm việc tập thể cùng đóng góp chung, từ đó sẽ khiến bạn bè xa lánh và coi thường
Câu 2:
Hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:
a. Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích
b. Nghệ thuật thể hiện qua hai câu thơ
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.
- + Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc ==> hình dung cụ thể về hình ảnh sĩ tử, quan trường.
- - Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp:
- Sĩ tử : luộm thuộm, vất vả, bệ rạc.
- Quan trường : có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối.
- Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.
- Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc
c. Cảm nghĩ của bản thân về cách thi cử dưới thời phong kiến: Điều này báo hiệu một sợ ô hợp, láo nháo trong thi cử. Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Điều này càng cho thấy sự ô hợp của xã hội bấy giờ. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa. Sĩ tử không thèm nghe quan, quan càng phải thét loa. Sự lộn xộn cảnh trường thi đã làm mất đi tính tôn nghiêm, giá trị của kì thi.