Soạn bài văn bản thông báo: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu về văn bản thông báo
a. (1) Người thông báo là Hiệu trưởng trường THCS Việt Tiến.
Người nhận là giáo viên chủ nhiệm và hội đồng tự quản các lớp.
(2) Văn bản có nội dung: Kế hoạch tổ chức lựa chọn các tiết mục văn nghệ tiêu biếu tham gia trong buổi Lễ kỉ niệm 60 năm thành lập
(3) Thể thức của văn bản thông báo:
+ Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm ...
+ Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện...
+ Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo...
b. (1) Tình huống cần phải làm thông báo: Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh…..
Người viết là BGH nhà trường, người nhận là các thầy cô giáo chủ nhiệm và học sinh ở các lớp.
(2) Văn bản thống báo được dùng khi cần truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể …. được biết để được thực hiện hay tham gia.
c. (1) Bố cục chung của các văn bản thông báo gồm có 3 phần:
+ Phần mở đầu: ...
+ Phần nội dung: ...
+ Phần kết thúc: ...
(2) Yêu cầu về nội dung và thể thức của từng phần trong văn bản thông báo:
a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo:
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).
- Quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên của đoàn thể (ghi ở phía trên chính giữa trang giấy).
- Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).
- Tên văn bản (ghi chính giữa):
b) Nội dung thông báo.
c) Thể thức kết thúc văn bản thông báo:
- Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).
- Kí tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).
(3) Người đại diện cho cơ quan, tổ chức ra thông báo cần thể hiện thái độ
d. Chọn nội dung (1), (3), (4)
2. Thể thơ bảy chữ
a(1) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Ngắt nhịp 2/2/3, 4/3
Gieo vần chân "on" ở cuối câu 1,2,4
Quan hệ bằng trắc theo thứ tự:
B-B-B-T-T-B-B
T-T-B-B-T-T-B
T-T-T-B-B-T-T
B-B-T-T-T-B-B
(2) Thể thơ 7 chữ
Ngắt nhịp 2/2/3, 4/3
Gieo vần chân "e" ở cuối câu 1 và 2; gieo vần cách "au" và "âu" ở câu 2 và 3
Quan hệ bằng trắc theo thứ tự:
B B T B T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
(3) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3
Gieo vần cách "a" ở câu 1 và 4, gieo vần cách "ong" và "ông" trong chính câu 2, gieo vần cách "u" trong câu 2 và 3
Quan hệ bằng trắc:
T T B B T T B
B B T T T B B
T B B T B B T
B T B B T T B
b. Bài thơ chép sai hai chỗ:
- Sau "ngọn đèn mờ" không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở đây dẫn đến sai nhịp thơ.
- "Ánh xanh xanh" sai vần.
Cách sửa:
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh lè,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
c. Viết tiếp 2 câu thơ
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Bỏ lại vợ con nơi trần thế
Trên đó kết thân với chị Hằng.
Hoặc:
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Đêm đêm nhìn xuống nơi trần thế
Tựa gốc cây đa với chị Hằng