Soạn bài tức nước vỡ bờ: Mục B hoạt động hình thành kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tình thế lúc này của chị vô nguy khốn, cùng đường, anh Dậu đau yếu không thể chịu thêm bất kì một trận đòn roi nào
b.
Gợi ý các phương diện | Nhận xét |
Mục đích khi đến nhà chị Dậu | Đòi thuế |
Cử chỉ, hành động | Hung bạo, tàn nhẫn, sãn sàng gây tội ác |
Ngôn ngữ, lời nói | Phũ phàng, đe dọa |
Tính cách, bản chất | Tàn bạo, dã man, không có tính người |
=>Cuộc sống cơ cực bị áp bức bóc lột nặng nề của những người nông dân, những con người có tầng lớp thấp trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
=>Nghệ thuật khắc họa nhân vật: trong đoạn văn trích rất thành công khi khắc họa bộ mặt tàn ác đểu cáng, không chút tính người của cai lê vạch trần bộ mặt xã hội
c. Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:
- Lo sợ, van nài bè lũ tay sai để chúng không bắt anh Dậu hành hạ
- Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…
- Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì lúc này chị đã bị dồn đến bước đường cùng, chị Dậu đã vùng dậy lúc này đấu tranh đánh lại chúng.
==> Tình cách của chị Dậu là người phụ nữ nông dân với những phẩm chất tốt đẹp : đảm đang tháo vát, yêu thương chồng con hết mực và nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn ấy chính là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
d. Hợp lí. Bởi lẽ ngay khi đọc tên nhan đề ta đã hình dung ra được phần nào nội dung của tác phẩm. " Tức nước vỡ bờ" ấy là khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định, đẩy đến bước đường cùng, con người ta sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý
e. Các chi tiết:
- Chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.
- Trước sự hung hăng hống hách của bè lũ tay sai mặc cho chị đã van nài, chị Dậu đã đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
- Tuy thế vẫn không thể làm gì thêm được, chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ.
==> "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công.
3. Tìm hiểu về cách xây dựng đoạn văn
a. Văn bản trên gồm hai ý. Mỗi ý viết thành một đoạn văn. Em thường dựa vào chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.
Trong đoạn văn thứ nhất, từ Ngô Tất Tố, ông là, nhà văn, tác phẩm chính của ông,...là những từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng
Trong đoạn văn thứ hai, câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" là câu then chốt. Vì nó là câu mang nội dung khái quát
Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.
b. Nội dung trình bày bằng nhiều cách khác nhau:
- Đoạn 1: không có câu chủ đề, các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề có vai trò duy trì đối tượng cho đoạn văn (Ngô Tất Tố)
- Đoạn văn thứ 2 có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khía quát đến cụ thể, từ chung đến riêng
c. Đoạn văn trên có câu chủ đè, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn:" Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào" . Trình bày theo trình tự: Quy nạp