Soạn bài Thuế máu: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản

a. Nhan đề: “Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

b. Nội dung ba phần

I – Sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi và khi chiến tranh vừa bùng nổ.

II - Vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân.

III - Sự bỉ ổi, bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn, táng tận lương tâm của bọn cầm quyền thực dân với người dân thuộc địa.

c. Sự bỉ ổi, bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn, táng tận lương tâm của bọn cầm quyền thực dân với người dân thuộc địa.

- Người ở chiến trường:  họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.

Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, …..đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…

- Người hậu phương bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, …. nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn….

Cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu với những động từ mạnh, tính từ mạnh mang màu sắc trào phúng, châm biếm sâu cay của tác giả thể hiện sự căm phẫn bọn thực dân đến tột cùng.

d. Thực tế, người dân thuộc địa bị bắt đi lính đã tìm mọi cơ hội để trốn thoát: "xì tiền ra” để không phải đi lính, tự làm cho mình nhiếm phải những căn bệnh nguy hiểm nhất

Từ “tình nguyện” được sử dụng với hàm ý giễu cợt bởi thực chất không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.

e. Chính quyền thực dân đã “ghi nhớ công lao” và “đền đáp” sự hi sinh của người thuộc địa một cách tráo trở, trắng trợn, đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ tàn nhẫn, vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật,…. Bỉ ổi hơn, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. 

=> Qua đó tác giả muốn bày tỏ sự căm phẫn, tố cáo sự hà khắc, tráo trở của chính quyền thực dân.

g. Tính chiến đấu mạnh mẽ và sâu sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” qua các yếu tố:

- Nhan đề, kết cấu và bố cục của văn bản:

Ba phần của chương được kết cấu theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra và kết thúc chiến tranh. =>  bộ mặt của chính quyền thực dân đã bị vạch trần một cách toàn diện, sâu sắc, qua đó cũng nói lên sự thảm thương của người dân.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật châm biếm, đả kích tài tình của tác giả với cách lựa chọn và xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính gợi cảm và sức mạnh tố cáo.

- Ngôn từ mang màu sắc trào phúng, châm biếm sâu cay như: con yêu, bạn hiền, săn bắt vật liệu biết nói, đại bác ngấy thịt đen thịt vàng,…

- Thủ pháp đối lập, tương phản: đối lập giữa lời nói và hành động của bọn thực dân; đối lập giữa sự hi sinh và kết quả hi sinh của người dân thuộc địa,…

- Yếu tố biểu cảm: các hình ảnh, sự kiện, con số có tính xác thực được kết hợp với giọng kể mang màu sắc trào phúng làm cho đoạn trích vừa có giá trị hiện thực, vừa mang tính biểu cảm cao.

h. Đúng: (1), (2), (3), (4)

Sai: (5)

3. Tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại

a. (1) Hai nhân vật: bé Hồng và cô của bé Hồng.

(2) Quan hệ giữa các nhân vật :quan hệ trên- dưới trong gia tộc (Bà cô Hồng là vai trên, Hồng là vai dưới).

(3) Trong cách ứng xử của các nhân vật, người cô có cách cư xử thiếu thiện chí, không có tình thương cháu.  Trong khi đó bé Hồng có cách ứng xử rất đúng mực, giữ thái độ lễ phép vì cậu là vai dưới

(4) Bài học:  trong giao tiếp, cần phải có cách ứng xử phù hợp với vai xã hội của mình.

b. Chọn (1) 

c. Cần biết vận dụng hiểu biết về vai xã hội để khi tham gia hội thoại, xác định đúng vai mình mà chọn cách nói cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp.

 4. Tìm hiểu về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

a. (1) Những từ ngữ trong văn bản thể hiện rõ thái độ và tình cảm của tác giả: hỡi, muốn, nhân nhượng, quyết tâm, thà, nhất định, hễ là, ai cũng phải,…

Những câu văn cảm thán:

- Không! Chúng ta thà …… nô lệ.

- Hỡi đồng bào toàn quốc !

- Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quân Ị

- Hỡi đồng bào !

- Chúng ta phải đứng lên !

(2) Tác giả sử dụng những câu văn cảm thán, biểu cảm nhằm nhấn mạnh thái độ, quan điểm của mình và khơi gợi tình cảm, cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc, người nghe.

(3) Ngoài những từ, cụm từ, kiểu câu thì những yếu tố như giọng điệu, biện pháp tu từ điệp ngữ, phép liệt kê,…  cũng góp phần tạo nên tính chất biểu cảm của văn bản.

(4) văn bản trên vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm.

Bởi vì những tác phẩm này viết ra nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến bàn luận phải trái, đúng, sai, nên suy nghĩ, sông và hành động như thế nào). Các yếu tố biểu cảm chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.

(5) Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

b. (1) S - (2) Đ - (3) S - (4) Đ - (5) Đ