Soạn bài Tác gia Nguyễn Trãi, sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

- Bạn hãy kể tên một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.

Trả lời:

- Một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm,...

- Một vài thông tin về tác giả mà tôi ngưỡng mộ: Tôi nhớ nhất một chi tiết về Nguyễn Trãi đó là vụ án Lệ Chi Viên khiến cho ông bị tru di tam tộc. Cụ thể: Ngày 1-9-142, sau khi đi duyệt võ ở Phải Lại (huyện Chí Linh), vua Lê Thái Tông vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi nhà vua rời Côn Sơn, vợ lẽ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, lúc ấy làm chức Lễ nghi học sĩ, phụ trách dạy dỗ các cung nữ, được lệnh theo vua về đến Lệ Chi Viên (Trại Vải), huyện Gia Bình, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Nửa đêm, vua Thái Tông đột ngột qua đời. Bọn triều thần bấy lâu muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ họi này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết nhà vua, khiến ông phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Rất may, sau này vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Dựa vào những thông tin trong văn bản, tôi nhận thấy:

- Nguyễn Trãi là một người tài năng văn chương và chính trị, có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi.

- Nguyễn Trãi là một người am tường Nho giáo, nắm vững Đường luật.

- Ông cũng là một người trung quân, ái quốc, ái dân, đề cao tư tưởng nhân nghĩa.

- Có ý thức sáng tạo trong việc vận dụng Nho giáo và các thể thơ Đường luật.

Câu 2. Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?

Trả lời:

Điều tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là lấy dân làm gốc: Vì dân lo trước, dạ khôn nguôi; Lật thuyền mới biết dân như nước; Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Câu 3. Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.

Trả lời:

Qua những bài thơ viết về thiên nhiên, có thể thấy tâm hồn Nguyễn Trãi là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, nguyên sơ nhưng cũng yêu vẻ đẹp chốn thôn quê bình dị, dân dã, thân thuộc, đồng thời thấy được nỗi ưu tư về thế sự của ông.

Câu 4. Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?

Trả lời:

Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, có thể hình dung tác giả là một người yêu nước, thương dân, muốn thi hành nhân nghĩa và chính nghĩa.

Câu 5. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?

Trả lời:

- Văn chính luận của Nguyễn Trãi có sức thuyết phục, đạt đến trình độ mẫu mực.

- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:

+ Vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên.

+ Bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự

+ Kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng

+ Cách lập luận và bố cục chặt chẽ

+ Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.

Câu 6. Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Một số tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:

- Tiêu thuyết Bức huyết thư (Bùi Anh Tấn)

- Phim điện ảnh dã sử Thiên mệnh anh hùng (Victor Vũ)

B. Bài tập và hướng dẫn giải

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.