Soạn bài Bình Ngô đại cáo, sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
KHỞI ĐỘNG
- Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là "hùng văn"? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy.
Trả lời:
- Tôi đã từng đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đây được coi là một áng "hùng văn". Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu, "thiên hạ hùng văn" (hùng văn trong thiên hạ) là nhận định của Tô Thế Huy trong bài tựa Quần hiền phú tập mà Dương Bá Cung sưu tập trong phần Bình luận chư thuyết sách Ức Trai di tập. Theo đó, Tô Thế Huy nói đến "hùng văn trong thiên hạ" để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả như: Nguyễn Nhữ Bật, Đào Sư Tích, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Du, Nguyễn Trãi.
- Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì?
Trả lời:
- Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh dân tộc, quốc gia đó vừa giành lại chủ quyền từ ngoại bang. Nó đặc điểm là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự độc lập của dân tộc đó.
ĐỌC
Câu 1: "Chủ quyền dân tộc" được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?
Trả lời:
- "Chủ quyền dân tộc" được thể hiện ở những phương diện cơ bản:
+ Lịch sử
+ Phong tục
Câu 2: Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù được thể hiện:
+ Nêu lên nỗi lòng của nhân dân: "Để trong nước lòng dân oán hận".
+ Gọi giặc là "quân cuồng Minh", "bọn gian tà".
+ Dựa vào nhân nghĩa của đất trời để kể tội ác tàn bạo của quân giặc với giọng văn đầy cảm xúc.
Câu 3: Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?
Trả lời:
Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trước tội ác của giặc Minh đã có suy nghĩ và hành động:
- Suy nghĩ: căm thù giặc, quyết không thể cùng sống chung.
- Hành động: dấy nghĩa.
Câu 4: Những khó khăn gì cua nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?
Trả lời:
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh là:
- Khi vừa dấy nghĩa cũng là lúc quân thù đang mạnh.
- Thiếu người tài ra giúp sức.
Câu 5: Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Trả lời:
Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh:
- Nhân dân lưu lạc khắp nơi cùng nhau về một mối để đánh giặc, không ngại khó khăn, nghèo khổ.
- Tướng sĩ một lòng phụ tử
- Mượn hình ảnh: dựng cần trúc làm ngọn cờ, đổ rượu xuống sông cho quân sĩ cùng uống.
Câu 6: Ý câu văn "Đem đại nghĩa... thay cường bạo" có mối liên hệ như thế nào với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa?
Trả lời:
Ý câu văn "Đem đại nghĩa... thay cường bạo" có mối liên hệ mật thiết với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa. Vì "mưu phạt tâm công" và "nhân nghĩa" không thể nào là sử dụng cái ác, mà ngược lại phải làm cái tốt, cái thiện để đánh vào lòng người ("tâm").
Câu 7: Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
Trả lời:
Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục: gieo vạ cho cả quân giặc, để cười cho tất cả thế gian.
Câu 8: Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?
Trả lời:
Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể:
- Đô đốc Thôi Tự lê gối dang tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
- Thây giặc chất đầy đường như thành núi; máu giặc trôi đỏ nước như sông suối.
- Quân Vân Nam bị chẹn ở Lê Hoa, quân Mộc Thạnh thua ở Cần Trạm
- Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
B. Bài tập và hướng dẫn giải
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, đối tượng tác động và mục đích viết của bài cáo.
Câu 2: Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.
Câu 3: Theo bạn, trong đoạn 1 của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?
Câu 3: Theo bạn, trong đoạn 1 của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?
Câu 4: Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.
Câu 5: Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.
Câu 6: Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, những yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?
Câu 7: Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?
Câu 8: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:
- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 của văn bản.
- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.
Câu 7. Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, đối, ẩn dụ, thậm xưng,...) trong việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?