Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.
2. Đọc hiểu văn bản
a. Những biểu hiện của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”: Hương ổi chín, ngọn gió se, sương “chùng chình”.
Tả lại bức tranh thiên nhiên đó:
- Nhà thơ đã cảm nhận được mùa thu về bằng những tín hiệu đầu tiên thật giản dị: mùa thu sang từ “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Tín hiệu thứ hai: ngọn gió ở đây cũng không phải những cơn gió nồm nam mang nhiều hơi nước của mùa hạ mà là “gió se” – Dấu hiệu đặc trưng của mùa thu.
- Tín hiệu thứ ba báo thu về là “sương chùng chình qua ngõ”. Những giọt sương như muốn chậm lại, giăng mắc trên các lối đi, trên đường làng ngõ xóm.
==> nhà thơ dè dặt “Hình như thu đã về?”, một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chính là cảm xúc của thời điểm chuyển giao.
Sau giây phút ngỡ ngàng nhận ra thu về, nhà thơ cảm nhận rõ hơn những sự biến đổi của đất trời lúc thu sang:
- Một không gian dài, rộng và cao vời vợi
- Dòng sông không còn cuồn cuộn chảy như những ngày mùa hạ mà trở nên êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ.
- hình ảnh đàn chim “bắt đầu vội vã”. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động.
==> bức tranh mùa thu đang về - có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vã.
b, Bài thơ thể hiện sự cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh:
- Động từ “phả” được sử dụng hết sức đặc sắc và có hồn giúp gợi hương ổi chín như đang quyện lại, nồng nàn và lan tỏa trong không gian.
- Từ láy “chùng chình” khiến cho làn sương mùa thu dường như cũng mang theo tâm trạng. Màn sương nửa đi, nửa ở như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì.
- Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “dềnh dàng” khiến dòng sông mùa thu như đang trầm xuống, đang ngẫm nghĩ, suy tư. Dòng sông trở nên thật có tình.
- Những cụm từ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt”,… là một cách nói mơ hồ thể hiện một sự nhạy cảm đầy tinh tế của tác giả.
c, Gợi ý: có thể lựa chọn hình ảnh sau:
Có đám mây màu hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Đông từ “vắt’ được sử dụng hết sức tinh tế và đắt giá để gợi ra hình ảnh đám mây như đang mải mê lấn sang màu thu nhưng vẫn còn chút gì đó vấn vương mùa hạ.Hình ảnh “đám mây” vắt ngang trên bầu trời tựa như một cây cầu bắc ngang hai bến hạ - thu ==> Đó là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ, hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòi khám phá của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa.
d,
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Ý nghĩa tả thực: đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc.
ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải. Vẻ điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét hay chính là sự từng trải, điềm tĩnh của con người khi bước vào độ tuổi sang thu của đời người. Tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc: con người khi đã đứng tuổi, từng trải thì càng vững vàng hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố của cuộc đời.
3. Tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý
a.
(1) Qua câu "Trời ơi, chỉ có năm phút !", ta hiểu anh thanh niên muốn nói thêm rằng: Thời gian còn lại quá ít
Anh thanh niên không nói thẳng điều đó với ông hoạ sĩ và cô gái vì anh ngại ngùng không muốn người khác thấy tình cảm của mình; có thể vì tế nhị hay do cách nói.
(2) Câu nói thứ hai của anh thanh niên (- Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này!) không chứa ẩn ý.
b.
(1) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.” cho thấy ông họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Qua cụm từ "tặc lưỡi" ta đã nhận ra điều đó.
(2) Những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái: mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, vội quay đi. Cho thấy cô gái đang rất ngượng, xấu hổ và trở nên bối rối, vụng về.
Qua thái độ ấy, ta có thể ngầm hiểu rằng vì cảm mến, cô gái định để lại chiếc khăn mùi soa lại cho người thanh niên làm kỉ vật nhưng anh ta không nghĩ ra, tưởng cô bỏ quên nên đã thật thà đem trả lại.
c, Câu in đậm mang hàm ý : Khi đi, ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.
d, Câu chứa hàm ý: - Cơm chín rồi!
Hàm ý: Ông vô ăn cơm!
4. Tìm hiểu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
a. Điền vào chỗ chấm là các cụm từ được in đậm
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá .....
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…
Bài nghị luận .... thể hiện rung động chân thành của người viết
b.
(1) Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
a, Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ đưa ra định hướng với những yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (phân tích, cảm nhận, suy nghĩ, cảm nhận hay gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b, Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
- Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
- Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, cảm nhận và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng
- Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng.
(2) Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Dàn ý:
Mở bài: Bài thơ “Quê hương” , à tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Thân bài:
- Cảm hứng bao trùm toàn bài: Cảm hứng bay bổng, lãng mạn.
- Cảnh vật quê hương:
+ Cảnh ra khơi
+ Cảnh trở về
- Nỗi nhớ quê hương: Những hình ảnh của quê hương in đậm trong kí ức của nhà thơ.
Kết bài: Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào. Nó là sản phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết và đầy thơ mộng.
Các từ điền vào chỗ trống là những cụm từ in đậm:
Mở bài: nhận xét, đánh giá/ Nội dung cảm xúc của nó
Thân bài: nội dung và nghệ thuật
Kết bài: của đoạn thơ, bài thơ
(3) Các phần, các ý trong bài văn cần phải được sắp xếp rõ ràng, mạch lạch, hợp lí và liên kết với nhau thật chặt chẽ. Chúng có sự liên kết với nhau về nội dung, tức là phải cùng hướng vào luận đề, vào việc nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ấy.