Soạn bài Quê hương – Khi con tu hú: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tái hiện
- Đoạn 1: Giới thiệu chung về “làng tôi”:
Tác giả Tế Hanh tâm tình, giới thiệu về quê hương của mình – một vùng quê ven biển, làm nghề chài lưới, đánh cá. Khung cảnh quê hương hiện lên với đặc trưng ‘nước bao vây” và ‘cách biển nửa ngày sông”.
- Đoạn 2: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá:
Trong khung cảnh khoáng đạt, thơ mộng và trong treo của một buổi bình minh đẹp, đoàn thuyền khởi hành cho một chuyến ra khơi “đi đánh cá”. Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi hiện lên đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn. Hình ảnh cánh buồm căng gió mang một nét đẹp đầy lãng mạn, đậm chất thơ. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.
- Đoạn 3: Cảnh thuyền chài trở về bến:
Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến được miêu tả đầy sống động với vẻ náo nhiệt, ồn ảo và tràn trề sức sống. Người dân làng chài hân hoan, vui sướng khi người thân của mình trở về với những con thuyền “cá đầy ghe”. Hình ảnh người ngư dân làng chài hiện lên nổi bật với vẻ rắn rỏi và khỏe khoắn. Đó là một vẻ đẹp vừa chân thực lại vừa rất lãng mạn.
- Đoạn 4: Nỗi nhớ làng quê của tác giả (4 câu cuối).
Trong xa cách, tâm hồn nhà thơ luôn thương nhớ và hướng về quê hương yêu dấu của mình. Ông nhớ về màu nước xanh, con cá bạc, chiếc buồm vôi và hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi. Rồi cuối cùng tất cả như tụ lại trong cái “mùi nồng mặn” của quê nhà. Cái mùi nồng mặn, trong tâm tưởng nhà thơ, chính là hồn thơm, hồn thiêng của quê hương. Cách thể hiện nỗi nhớ này thật giản dị và cũng thật sâu sắc.
b. Hình ảnh người dân chài
Ngoại hình: thân hình họ vạm vỡ, khỏe khoắn, nhuốm màu nắng, màu gió của biển khơi.
Tâm hồn: Hình ảnh thơ “Cả thân mình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh rất lãng mạn và gợi cảm. Câu thơ gợi mở vẻ đẹp của một tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà - vẻ đẹp của biển cả.
Cuộc sống: người ngư dân cùng con thuyền băng băng ra khơi với khí thế dũng mãnh như “con tuấn mã”. Động từ “phăng” phần nào gợi tả nên sự khéo léo kết hợp với tinh tế trong lao động của con người ngư dân đánh cá.
c.
Câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
== Tác dụng: Hình ảnh so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã” thể hiện một cách sinh động sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp dũng mãnh và hoành tráng của con thuyền cũng như khí thế của con người khi ra khơi đánh cá.
Câu thơ thứ 2:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
== Tác dụng: Nhà thơ lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”, khiến cho cánh buồm từ rất gần gũi, quen thuộc bỗng trở nên thật bay bổng, thiêng liêng. Cánh buồm trở thành biểu tượng của linh hồn, sức sống nơi làng quê.
d. Qua bài thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Trong xa cách, lúc nào nhà thơ cũng đau đáu nhớ thương quê hương của mình. Tế Hanh nhớ tất cả, từ màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi... rồi cuối cùng hội tụ lại ở cái mùi nồng mặn. Nỗi nhớ ủa ông luôn đầy ắp và được thổi hồn vào trong mỗi câu thơ.
3. Tìm hiểu về câu nghi vấn (tiếp theo)
a. Ví dụ 1
(1) Câu nghi vấn: Con được điểm 10 ư?
Từ để hỏi: ư
(2) Mục đích của câu nghi vấn là để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ.
(3) Chuyển thành: Ôi, con gái tôi được điểm 10 này.
Ví dụ 2:
(1) Mục đích của câu nghi vấn là để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
(2) Câu nghi vấn thứ hai: Chả lẽ … lục lọi ấy! được kết thúc bằng dấu chấm than (!).
(3) Thật không thể tin được đây lại là tranh của con gái tôi vẽ. Ôi, hóa ra con cái con mèo hay lục lọi ấy lại vẽ đẹp thế này.
Ví dụ 3:
(1) Câu nghi vấn - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
Dấu hiệu nhận biết: có từ để hỏi “à” và kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
(2) Mục đích dùng để đe dọa
b. Viết đoạn văn ngắn
Buổi sáng nay tôi vừa nhận được bức thư của một người bạn thuở ấu thơ đã 7 năm không gặp. Cầm bức thư trên tay mà tôi rưng rưng xúc động và không khỏi bất ngờ. Ôi chao! Mới đó đã 7 năm rồi sao? Thời gian trôi qua thật nhanh, chúng tôi bây giờ đều đã lớn hơn khi ấy rất nhiều.
c. Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn có thể được dùng để diễn tả các hành động: khẳng định, cầu khiến, phủ định, đe dọa, cảm xúc
Ở những trường hợp này, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…) và người đối thoại không cần phải trả lời.
4. Tìm hiểu và thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
a.
b. (1) - Lắng nghe kĩ bài giảng hướng dẫn của thầy/cô giáo.
- Phân tích, tổng kết lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
(2)
- Đọc văn bản và chú thích.
- Tham khảo sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;
- Tham khảo sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;
- Trao đổi với bạn bè;
- Trả lời các câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;
- Phân tích, tổng kết lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.