Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục C hoạt động luyện tập.
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
a. Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh đó là vẻ đẹp hài hòa giữa nhân loại và dân tộc của Người.
b. Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
2. Luyện tập về phương châm hội thoại
a. (1) Vi phạm phương châm về chất. Câu trả lời của học sinh không đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.
(2) Vi phạm phương châm về lượng, nói dài dòng, vòng vo, thừa thông tin.
b. Tất cả những thành ngữ trên đều liên quan đến phương châm về chất:
- Ăn ốc nói mò : những lời nói bịa đặt, không chính xác, không có căn cứ.
- Ăn không nói có : những lời nói bịa đặt, vu khống nhằm nói xấu, hãm hại người khác.
- Cãi chày cãi cối : phản đối, cãi lại đến cùng dù mình sai và không cần biết lí lẽ.
- Khua môi múa mép : nói ba hoa, khoác lác cốt để phô trương.
- Hứa hươu hứa vượn :hứa hão, hứa để được lòng, không thực hiện lời hứa.
c. Người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
3. Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a. (1) Đoạn trích trên có tính chất thuyết minh=> Cung cấp cho ta thêm những tri thức về phủ Tây Hồ.
(2) Biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng là kể chuyện=> giúp cho việc lí giải nguồn gốc hình thành phủ Tây Hồ thêm li kì, cuốn hút và hấp dẫn người đọc.
b. Dàn bài: Thuyết minh về cái bút:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc
II. Thân bài:
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ: phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
- Cấu tạo: có 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
- Phân loại các loại bút bi và nguyên lý hoạt động, bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
- Ý nghĩa của cây bút bi:
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
III. Kết bài: Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.