Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục C Hoạt động luyện tập.

1. Trong xã hội Pháp lúc bấy giờ xuất hiện xu hướng “ngoi” lên tầng lớp quý tộc của những kẻ lắm tiền nhưng dốt nát, học đòi và trở nên lố bịch, kệch cỡm. Ông Giuốc – đanh là một trong những kẻ đó. Ông giàu có là nhờ bố mẹ ngày trước làm nghề buôn dạ. Với số tiền không phải do mình làm ra ấy, cùng với sự dốt nát và kệch cỡm, ông không tránh khỏi trào lưu học đòi làm quý tộc của giới tư sản lúc bấy giờ. Ông Giuốc – đanh tìm mọi cách để len chân vào xã hội thượng lưu. Có thể nói ông cũng là một “sản phẩm” của hoàn cảnh xã hội nên ta nên cảm thông phần nào đối với thói trưởng giả học làm sang của ông.

2. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Đề bài: (1) Trang phục và văn hóa

(1) Yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ, quan điểm về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.

(2) Những luận điểm cần có:

  • Luận điểm 1: Giải thích trang phục là gì? Văn hóa là gì?
  • Luận điểm 2: Trang phục chính là một khía cạnh, một “tấm gương” phản chiếu văn hóa của người mặc – Y phục xứng kỳ đức. (Mối quan hệ giữa trang phục với văn hóa)
  • Luận điểm 3: Trang phục không chỉ cần đẹp mắt mà còn cần phải phù hợp với văn hóa, với môi trường sống, nơi học tập, làm việc,…
  • Luận điểm 4: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước.
  • Luận điểm 5: Là học sinh, chúng ta cần phải biết lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi và môi trường học đường.

(3) Những yếu tố tự sự, miêu tả có thể đưa vào bài viết:

Trong một buổi chiều tan học vào tuần trước, khi ra về đến cổng trường, tôi bắt gặp một tốp học sinh cả nam và nữ diện những bộ trang phục lòe loẹt, sặc sỡ rất thiếu lành mạnh. Các bạn nam thì mặc kiểu quần jeans rách tả tơi, hầm hố trông giống trang phục biểu diễn của những nghệ sĩ hip-hop. Còn các bạn nữ thì nhuộm tóc vàng, tóc đỏ, mặc áo trắng bó sát. Tôi tự hỏi đây là trang phục mà những học sinh nên mặc tới lớp, tới trường hay sao?

c) Luận điểm 4:

Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước. Trong một buổi chiều tan học vào tuần trước, khi ra về đến cổng trường, tôi bắt gặp một tốp học sinh cả nam và nữ diện những bộ trang phục lòe loẹt, sặc sỡ rất thiếu lành mạnh. Các bạn nam thì mặc kiểu quần jeans rách tả tơi, hầm hố trông giống trang phục biểu diễn của những nghệ sĩ hip-hop. Còn các bạn nữ thì nhuộm tóc vàng, tóc đỏ, mặc áo trắng bó sát. Tôi tự hỏi đây là trang phục mà những học sinh nên mặc tới lớp, tới trường hay sao? Là học sinh, chúng ta cần biết chọn lọc những trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi cũng như môi trường học đường của mình.

3. Luyện tập về lựa chọn trật tự từ trong câu

a.
(1) Thể hiện thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng:

- Đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu

- Sau đó là tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng.

- Tổ chức cho quần chúng làm.

- Lãnh đạo để làm cho đúng.

- Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(2) Trật từ từ của các hoạt động được sắp xếp theo trật tự chính – phụ của công việc hàng ngày mà mẹ chú bé Hồng làm: đi bán bóng đèn (chính), những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa (phụ).

b. Trong tất cả những câu trên, cụm từ in đậm được đặt ngay ở đầu câu là để liên kết với những câu trước đó (liên kết bằng cách lặp).

c. Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp (đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ).

Trong hai câu trước, việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoan sơ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở hai câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

d. Viết đoạn văn

Mộc mạc, giản dị mà thuần khiết, đó chính là những đặc điểm của loài hoa được coi là biểu tượng của đất nước Việt Nam, hoa sen. Từ xa xưa đến nay, hoa sen đã gắn bó với đời sống của người Việt, có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần dân tộc. Hoa sen cũng chính là loài hoa có đặc điểm như người dân Việt Nam, chân thực mà thanh cao, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.